7 chuyên đề và định hướng nội dung chuyên đề để viết, bảo vệ đề cương đề án của kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp năm 2017

   BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


      Hà Nội ngày 19 tháng 12 năm 2017

 ĐỊNH HƯỚNG

nội dung chuyên đề để viết, bảo vệ đề cương đề án

của kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp năm 2017

 

Để giúp cán bộ, công chức dự thi chuẩn bị tốt cho việc viết và bảo vệ đề án trong kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị năm 2017, Hội đồng thi định hướng một số nội dung chuyên đề để viết đề cương đề án như sau:

1. Đề án về lĩnh vực công tác tổ chức xây dựng Đảng

1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động của các cơ quan Đảng.

1.2.  Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị.

1.3. Công tác cán bộ: đánh giá, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; chính sách cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; thi đua, khen thưởng, kỷ luật...

1.4. Công tác tổ chức cơ sở Đảng: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; giải quyết cơ sở Đảng yếu kém.

1.5. Công tác đảng viên: chất lượng sinh hoạt chi bộ, đội ngũ đảng viên; kết nạp đảng viên mới.

1.6. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

1.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có phẩm chất, đạo đức, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

1.8. Tinh giản biên chế, hiệu lực, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

1.9. Xây dựng khung năng lực, vị trí việc làm trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

1.10. Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả, chống “chạy chức”, “chạy quyền”.

2.  Đề án về lĩnh vực công tác tuyên giáo

2.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

2.2. Phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo chí trong tình hình hiện nay.

2.3. Tổ chức và hoạt động của ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp hiện nay.

2.4. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo.

2.5. Chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền của cơ quan, đơn vị (báo, đài...). Trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2.6. Chất lượng, hiệu quả của công tác khoa giáo trong tình hình hiện nay.

2.7. Công tác tổ chức điều tra dư luận xã hội.

2.8. Triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

3. Đề án về lĩnh vực công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

3.1. Công tác kiểm tra, giám sát đối với  tổ chức đảng và đảng viên.

3.2. Vai trò người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng trong kiểm tra, giám sát.

3.3. Cơ chế phối hợp thực hiện, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng giữa Ủy ban kiểm tra với các tổ chức Đảng và cơ quan liên quan.

3.4. Vấn đề giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay.

3.5. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát.

3.6. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra giám sát trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chế tài xử lý vi phạm,...

4. Đề án về lĩnh vực công tác dân vận

4.1. Công tác dân vận thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

4.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

4.3.Tổ chức và hoạt động của ban Dân vận cấp ủy các cấp hiện nay.

4.4. Vấn đề về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận.

4.5. Nội dung, phương pháp tập hợp, vận động quần chúng.

4.7. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

4.8. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, tôn giáo trong tình hình hiện nay.

5. Đề án về lĩnh vực công tác nội chính

5.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

5.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

5.3. Tổ chức và hoạt động của Ban Nội chính.

5.4. Vấn đề công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính.

5.5. Công tác tham mưu của Ban Nội chính về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

5.6. Hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

5.7. Hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn quan hệ “lợi ích nhóm”, chống đặc quyền, đặc lợi, “chạy chức”, “chạy quyền”…

5.8. Xây dựng văn hóa liêm chính trong cán bộ, công chức, viên chức.

6. Đề án về lĩnh vực kinh tế -xã hội

6.1. Sự lãnh đạo của Đảng về lĩnh vực kinh tế- xã hội.

6.2. Tổ chức và hoạt động của Ban Kinh tế (cấp ủy).

6.3. Vấn đề công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác ở Ban Kinh tế (cấp ủy).

6.4. Công tác tham mưu, thẩm định các đề án, dự án lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.

6.5. Vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

6.6. Vấn đề tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

6.7. Chương trình nông thôn mới, gắn với phát triển bền vững và an sinh xã hội.

6.8. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

6.9. Phát triển kinh tế tư nhân.

7. Đề án về lĩnh vực công tác văn phòng cấp uỷ

7.1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng cấp ủy.

7.2. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác ở văn phòng cấp ủy.

7.3. Hiệu quả hoạt động của Văn phòng cấp ủy.

7.4. Hiệu quả quản lý ngân sách, tài chính, tài sản.

7.5. Ứng dụng công nghệ thông tin.

7.6. Cải cách hành chính trong Đảng.

8. Đề án về lĩnh vực công tác đối ngoại

8.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại.

8.2. Tổ chức và hoạt động của Ban Đối ngoại.

8.3. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại.

8.4. Công tác đối ngoại trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

8.5. Hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực công tác đối ngoại.

9. Đề án về lĩnh vực công tác của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

9.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

9.2. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

9.3. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

9.4. Vai trò của Mặt trận/ đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

9.5. Công tác xây dựng và phát triển tổ chức đoàn, hội.

9.6. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của Mặt trận/ đoàn thể chính trị - xã hội.

9.7. Quản lý ngân sách của Mặt trận/đoàn thể chính trị - xã hội.

9.8. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

10. Đề án về một số lĩnh vực công tác khác

10.1. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, thay đổi mô hình tăng trưởng.

10.2. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, liên kết vùng.

10.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng dự án.

10.4. Công tác xây dựng và phát triển tổ chức đoàn/ hội khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.

10.5. Xử lý điểm nóng đột phát và khả năng ứng phó với các nguy cơ.

10.6. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong cách mạng công nghiệp 4.0

 

        HỘI ĐỒNG THI



Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất