Định hướng nội dung chuyên đề để viết, bảo vệ đề án của kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp năm 2014

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Hà Nội ngày 17 tháng 9 năm 2014

 

ĐỊNH HƯỚNG

nội dung chuyên đề để viết, bảo vệ đề án

của kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp năm 2014

 

Để giúp cán bộ, công chức dự thi chuẩn bị tốt cho việc viết và bảo vệ đề án trong kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp cơ quan đảng, đoàn thể năm 2014, Hội đồng thi định hướng một số nội dung để viết chuyên đề và bảo vệ đề án như sau:

I. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐỂ VIẾT ĐỀ ÁN

1. Những vấn đề chung

- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị

2. Về lĩnh vực công tác tổ chức xây dựng Đảng

- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan Đảng.

- Công tác cán bộ: đánh giá, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; chính sách cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ...

- Công tác tổ chức cơ sở Đảng: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; củng cố xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; giải quyết cơ sở Đảng yếu kém; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Công tác đảng viên: chất lượng sinh hoạt chi bộ, đội ngũ đảng viên; kết nạp đảng viên mới...

3. Về lĩnh vực công tác tuyên giáo

- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

- Phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo chí trong tình hình hiện nay.

- Chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền của cơ quan, đơn vị (báo, đài...). Trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng.

- Công tác tổ chức điều tra dư luận xã hội.

- Về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo.

4. Về lĩnh vực công tác kiểm tra

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với  tổ chức đảng và đảng viên.

- Vấn đề giải quyết đơn thư tố cáo của cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay.

- Sự lãnh đạo của cấp ủy đối với việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội.

5. Về lĩnh vực công tác dân vận

- Công tác dân vận thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Nội dung, phương pháp tập hợp, vận động quần chúng.

- Tổ chức và hoạt động của Ban Dân vận cấp ủy các cấp hiện nay.

- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, tôn giáo trong tình hình hiện nay.

-  Về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận.

6. Về lĩnh vực công tác nội chính

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

- Công tác tham mưu của Ban Nội chính về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng...

- Hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

- Công tác kiểm tra, giám sát ở Ban Nội chính các cấp.

- Về  cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ của Ban Nội chính.

7. Về lĩnh vực kinh tế -xã hội

- Về thực hiện 3 đột phá chiến lược để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Công tác tham mưu, thẩm định các đề án, dự án lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Vấn đề tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

- Chương trình nông thôn mới, gắn với phát triển bền vững và an sinh xã hội.

- Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Ban Kinh tế.

8. Về lĩnh vực công tác văn phòng cấp uỷ

- Hiệu quả hoạt động của Văn phòng cấp ủy.

- Hiệu quả quản lý ngân sách, tài chính, tài sản.

- Ứng dụng công nghệ thông tin.

- Về cải cách hành chính trong Đảng.

- Về đội ngũ cán bộ của Văn phòng cấp ủy

9. Về lĩnh vực công tác đối ngoại

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại.

- Hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực công tác đối ngoại.

- Về đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại của Đảng.

10. Về lĩnh vực công tác của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Vai trò của Mặt trận/ đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

- Công tác xây dựng và phát triển tổ chức đoàn, hội.

- Về đội ngũ cán bộ các cấp của Mặt trận/ đoàn thể chính trị - xã hội.

- Quản lý ngân sách của Mặt trận/đoàn thể chính trị - xã hội.

11. Một số lĩnh vực công tác khác

- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng dự án.

- Xử lý điểm nóng đột phát và khả năng ứng phó với nguy cơ.

- Công tác xây dựng và phát triển tổ chức đoàn/ hội khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.

II. VỀ KẾT CẤU ĐỀ ÁN VÀ BẢO VỆ ĐỀ ÁN

1. Kết cấu của đề án

1.1. Yêu cầu

- Đề án đề cập những vấn đề thực tế, phù hợp với đặc điểm tình hình, hoàn cảnh của cơ quan, đơn vị công tác.

- Lập luận phải lôgic, chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, có sức thuyết phục.

- Các giải pháp, biện pháp thực hiện phải rõ ràng, xác định rõ nhiệm vụ từng khâu, từng giai đoạn tiến hành với thời gian cụ thể; phải làm rõ được tính khả thi trong thực tiễn.

1.2. Kết cấu

Đề án bao gồm một số phần chính sau đây:

a) Phần mở đầu

- Tính cấp thiết của đề án.

- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án.

- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề án.

- Phương pháp nghiên cứu.

- Ý nghĩa thực tiễn của đề án.

b) Nội dung của đề án

- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (nêu ngắn gọn).

- Thực trạng của vấn đề (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân).

- Giải pháp.

c) Tổ chức thực hiện

- Thời gian thực hiện.

- Địa điểm triển khai.

- Phân công trách nhiệm.

d) Kết luận

e) Danh mục tài liệu tham khảo chính.

2. Viết và bảo vệ đề án

- Cán bộ dự thi chọn 1 chuyên đề để viết đề án (trong số các chuyên đề do Hội đồng thi đặt ra) có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí công tác đang đảm nhiệm và phù hợp với với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành. Đề án được viết ở dạng đề cương chi tiết; từ 8 đến 12 trang, trong thời gian 8 giờ. Bản viết này sẽ được Hội đồng thi sao thành 04 bản (01 bản giao lại cho thí sinh để chuẩn bị bảo vệ; 03 bản giao cho Hội đồng chấm thi).

- Bảo vệ đề án: Cán bộ dự thi sử dụng bản Đề án đã viết để trình bày và bảo vệ trước Hội đồng trong thời gian tối đa là 20 phút.

               HỘI ĐỒNG THI


Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất