Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội

Đây là biện pháp quan trọng, định hướng toàn bộ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ (BVCTNB) ở đơn vị. Cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy các cấp phải thường xuyên quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nước và Quân ủy Trung ương về công tác BVCTNB, trọng tâm là: Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), Chỉ thị 87-CT/QUTW của Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác bảo vệ an ninh, BVCTNB; phòng gian, giữ bí mật, bảo đảo an ninh, an toàn đơn vị…từ đó có nhận thức đúng đắn vị trí, tầm quan trọng của công tác BVCTNB, đồng thời căn cứ vào đặc điểm, tình hình nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công tác BVCTNB; trình độ, phương pháp tiến hành hoạt động công tác BVCTNB của đội ngũ cấp ủy phụ trách công tác bảo vệ và chiến sĩ bảo vệ ở đơn vị. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy kịp thời xác định những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác BVCTNB phù hợp, chất lượng, hiệu quả.

2. Giáo dục nâng cao bản lĩnh, trách nhiệm chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng cho mọi cán bộ, chiến sĩ

Thông qua giáo dục, giúp cho cán bộ, chiến sĩ có hiểu biết sâu sắc, nhận thức đúng đắn, xác định tốt tinh thần trách nhiệm với đơn vị và có “sức đề kháng”, “màng ngăn bảo vệ” trước những tác động tiêu cực, thông tin lệch lạc, sai trái đồng thời nhận rõ và chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và phần tử xấu, tích cực bảo vệ mình, bảo vệ nội bộ đơn vị. Theo đó, cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy các cấp cần tập trung giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Giáo dục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, hướng dẫn, quy định của Quân ủy Trung ương, kỷ luật quân đội, những quy định của đơn vị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Nắm chắc nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội, của đơn vị và nhiệm vụ của từng người đối với đơn vị; giáo dục về bản chất, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, làm rõ bản chất, sự thâm hiểm của chiến lược “diễn biến hòa bình”, “ bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam. Giáo dục ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu đạt được đối với công tác BVCTNB của từng cá nhân, từng bộ phận và toàn đơn vị. Đồng thời, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn luôn tự giác học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm đối với đơn vị; luôn biết tự bảo vệ mình trong sạch về mặt chính trị và phẩm chất đạo đức; tích cực lên án, phê phán những biểu hiện sai trái về quan điểm tư tưởng cũng như ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật kém trong từng quân nhân; tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong chi bộ, trong nội bộ đơn vị. Gắn công tác bảo vệ chính trị nội bộ với thực hiện các nhiệm vụ và các hoạt  động của đơn vị.

Cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy các cấp phải vận dụng linh hoạt và tiến hành đồng bộ các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chung với giáo dục riêng cho từng bộ phận, từng đối tượng; giữa giáo dục chính trị cơ bản với giáo dục thường xuyên, trong thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong học tập, công tác. Đặc biệt chú trọng, bồi dưỡng bản lĩnh kiên định vững vàng đối với những cá nhận, tập thể, bộ phận làm nhiệm vụ khó khăn, nhỏ lẻ, làm nhiệm vụ đột xuất, người làm công tác quản lý văn thư, tài liệu, quản lý vũ khí trang bị.

3. Rà soát, nắm và quản lí chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ của đơn vị

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Người thường ai cũng có cái ví đựng tiền. Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hòm, có khoá, để phòng ngừa kẻ gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra. Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn. Do vậy, rà soát, nắm và quản lý tình mọi mặt đơn vị nói chung và tình hính chính trị nội bộ ở đơn vị là chức trách, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ chủ trì ở đơn vị. Yêu cầu này đòi hỏi, cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy thường xuyên nắm vững tình hình chính trị, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị một cách toàn diện, chính xác, cụ thể, thận trọng.

Thường xuyên bám sát mọi hoạt động học tập, rèn luyện, công tác của từng quân nhân, qua đó nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, đạo đức, lối sống và các mối quan hệ xã hội của từng cán bộ, chiến sĩ. Kịp thời đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng làm chuyển biến tình hình, giữ vững ổn định chính trị nội bộ góp phần xây dựng các tổ chức trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.

4. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên phụ trách công tác bảo vệ và chiến sĩ bảo vệ

Theo đó, từng cấp ủy, chi bộ cơ sở cần lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sự hứng thú và hiểu biết về công tác BVCTNB, có lối sống trong sạch lành mạnh, ý thức tổ chức kỷ luật tốt phụ trách công tác bảo vệ; chủ động quan tâm xây dựng, bồi dưỡng và phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ chiến sĩ bảo vệ trong việc nắm và phản ánh tình hình chính trị nội bộ, kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các chế độ, quy định giữ gìn bí mật, đảm bảo an toàn, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót và phát hiện, đề xuất với cấp ủy, chỉ huy các biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác BVCTNB; có kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm; bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động công tác BVCTNB cho đội ngũ cấp ủy viên phụ trách công tác bảo vệ và chiến sĩ bảo vệ. Đồng thời phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên phụ trách công tác bảo vệ và chiến sĩ bảo vệ trong tham mưu, đề xuất hoạt động công tác BVCTNB. Kịp thời phát hiện những vấn đề, vụ việc xảy ra ở cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác BVCTNB, nhất là những vấn đề nổi cộm, những vấn đề có liên quan đến giải quyết chế độ, chính sách, vấn đề liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ và chấp hành kỷ luật của đơn vị... được dư luận đơn vị quan tâm, từ đó chủ động có biện pháp báo cáo, theo dõi. Thường xuyên duy trì chế độ báo cáo, trao đổi, giao ban rút kinh nghiệm, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện, khắc phục mọi biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, sơ hở để lộ bí mật, mất an toàn, để kẻ địch và phần tử xấu tác động, lôi kéo, phá hoại nội bộ.

5. Kịp thời phát hiện và giải quyết các vụ việc xảy ra ở cơ quan, đơn vị

Khi đơn vị có vụ việc xảy ra, đòi hỏi cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy phải tiến hành hội ý, điều tra bảo đảm khách qua, toàn diện, thận trọng, tỉ mỉ; kết luận rõ ràng, chính xác, đúng người, đúng tội; giải quyết kịp thời, triệt để; giữ vững ổn định đơn vị. Khi đơn vị có vụ việc xảy ra, cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy phải tiến hành hội ý, trao đổi; cử người điều tra thu thập thông tin, chứng cứ, tài liệu; tổ chức lực lượng giữ nguyên và bảo vệ hiện trường nơi xảy ra vụ việc; sơ bộ nắm tình hình và kịp thời thông báo lên trên bằng phương tiện nhanh nhất; nhận định, đánh giá tình hình và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Nếu vụ việc được cấp trên cho phép đơn vị tự giải quyết, cấp ủy, người chỉ huy, chính trị viên trao đổi thống nhất biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành giải quyết, điều tra làm rõ nguyên nhân, tính chất, tác hại của vụ việc; tiến hành giải quyết theo đúng thẩm quyền, đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước; kỷ luật chế độ, quy định của Quân đội. Khi giải quyết xong, kịp thời rút kinh nghiệm trong đơn vị và báo cáo cấp trên. Nếu vụ việc ngoài phạm vị thẩm quyền, do cấp trên trực tiếp tiến hành, yêu cầu cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy phải có trách nhiệm cung cấp tình hình cho cấp trên; chủ động phối hợp cùng cấp trên điều tra, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc. Sau khi cấp trên giải quyết xong vụ việc, kịp thời sinh hoạt rút kinh nghiệm, ổn định tình hình trong đơn vị. 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất