Bảo đảm, thúc đẩy quyền làm chủ của nhân dân

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân”. Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vại trò của Nhân dân và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân với phương châm “Người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch... Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân”.

Bảo đảm quyền con người trong tiến trình đất nước hội nhập và phát triển

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người (QCN), quyền công dân là quá trình phát triển từ thấp đến cao. Thời kỳ đổi mới ở nước ta đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng trong bảo đảm, thúc đẩy QCN, là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhà nước, xã hội và con người. Do vậy, tăng cường việc bảo đảm, thúc đẩy QCN trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa vừa góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, vừa đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi mở rộng, tăng cường  quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong đối ngoại về quyền con người

Thời gian vừa qua, đặc biệt trong năm 2021, hoạt động đối ngoại về quyền con người của Việt Nam đã được những thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện như trong nước, trên các diễn đàn đa phương và song phương.

Sự tác động khủng khiếp của COVID-19 đến quyền con người

Đại dịch COVID-19 sắp bước sang năm thứ ba, càn quét dữ dội khắp các châu lục, trở thành một thách thức to lớn trong lịch sử loài người, tác động sâu sắc đến sự thụ hưởng các quyền con người (QCN). COVID-19 cùng với chiến tranh, biến đổi khí hậu, đã gióng hồi chuông cảnh báo khẩn cấp về sức tàn phá khủng khiếp của các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nếu không được quan tâm đúng mức, từ sớm, từ xa.

Việt Nam đã thực hiện 80,9% các khuyến nghị UPR chu kỳ III

Tại Phiên thông qua Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) Chu kỳ III tại Hội đồng Nhân quyền LHQ (tháng 7-2019), Việt Nam đã chấp thuận 241/291 khuyến nghị. Trong hơn hai năm qua, trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, nhất là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như việc thụ hưởng quyền con người (QCN), Việt Nam đã nỗ lực và thực hiện 80,9% các khuyến nghị đã chấp thuận với nhiều kết quả nổi bật.

Về cơ bản người nghèo đều có quà Tết

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2022  (chiều 28-1) về kế hoạch bảo đảm an sinh xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) Nguyễn Thị Hà cho biết, về chỉ đạo điều hành, Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 11, trong đó quán triệt các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và chăm lo đời sống cho người dân.

Không gây khó khăn cho người dân về quê ăn Tết

Tại phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ (ngày 28-1), đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên về các vấn đề kinh tế - xã hội đang được dư luận quan tâm.

Đưa học sinh trở lại trường trước ngày 14-2

Ngày 28-1, tại phiên Họp báo Chính phủ thường kỷ tháng 1-2022, trả lời câu hỏi của phóng viên về lộ trình mở cửa trường học sau dịp Tết Nguyên đán, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hoàng Minh Sơn cho biết, việc đưa học sinh trở lại trường là mối quan tâm của toàn xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã chỉ đạo rất quyết liệt. Sau khi có sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo với các địa phương và chuyên gia để tham khảo ý kiến và thống nhất việc mở cửa trường hợp sớm nhất.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong đấu tranh chống lao động cưỡng bức

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Quyết định số 2234/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của Công ước số 105 phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn; hoàn thiện và tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi, cơ chế phối hợp; cơ chế giám sát và xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.

Rà soát, thanh tra các cơ sở nuôi dưỡng, bảo đảm quyền trẻ em

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc rà soát, kiểm tra, thanh tra việc chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em của các cơ sở trợ giúp xã hội, các quỹ từ thiện và có báo cáo đầy đủ với Bộ.

Mới nhất

Xem nhiều nhất