Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 7538/VPCP-KGVX đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát số lượng trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới để không trẻ mồ côi nào thiếu sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và có các chính sách toàn diện, lâu dài, phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ mồ côi do đại dịch COVID-19.
Trên thế giới, hệ thống cơ quan nhân quyền các quốc gia được thiết kế hết sức đa dạng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Việc nghiên cứu lựa chọn mô hình phù hợp ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đồng thời tham khảo kinh nghiệm tốt của các mô hình trên thế giới.
Quyền con người trong tố tụng hình sự (TTHS) nói chung và quyền con người của bị can, bị cáo được quy định từ lâu trong pháp luật quốc tế. Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia, trong đó có nghĩa vụ nội luật hóa, xây dựng cơ chế pháp luật quốc gia phù hợp với các quy định của công ước, đồng thời triển khai các biện pháp bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của bị can trong TTHS nói chung và trong giai đoạn điều tra hình sự nói riêng.
Ngày 16-10-2021, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ bàn giao 4 bộ hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.
Ngày 15-10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 91 năm thành lập; trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dự buổi Lễ.
Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matviyenko, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ 3, theo hình thức trực tuyến từ ngày 13 đến 15-10.
Thế giới sau hơn 2 năm đại dịch COVID-19 càn quét vẫn đang từng bước tìm phương án sống chung. Tác động của COVID-19 không chỉ cấp diễn, mà có thể còn trường diễn, khó dự báo và rất khó có trạng thái “Zero COVID-19”. Trên thực tế, đại dịch COVID-19 thực sự đã làm gãy khúc “chuỗi cung ứng giáo dục” toàn quốc, buộc chúng ta phải dồn trí lực tìm ra các giải pháp thích ứng an toàn với điều kiện “bình thường mới”, đặc biệt phải bảo đảm quyền học tập cho hàng chục triệu học sinh, sinh viên. Đại dịch cũng làm đảo lộn các thói quen vốn có hàng ngày, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của trẻ em đang tuổi tới trường và khiến chúng ta ngộ ra nhiều điều như: cần sống chậm hơn, thận trọng hơn, có trách nhiệm hơn, hành động nhanh và linh hoạt hơn, biết thích ứng, sáng tạo, liên kết và biết sẻ chia.
Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo trực tuyến Chứng cứ là dữ liệu điện tử trong vụ án mua bán người (MBN) - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam. Hội thảo do Chương trình hợp tác ASEAN - Australia về phòng, chống MBN (Chương trình ASEAN-ACT) tổ chức.
Ngày 14-10, tại Niu-Óoc (Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 18 thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ) nhiệm kỳ 2022-2024.
Ngày 14-10, Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về vấn đề ma túy (AMMD) lần thứ 7 do Căm-pu-chia tổ chức theo hình thức trực tuyến.