An ninh con người - mục tiêu của phát triển

Trong bối cảnh những thách thức ngày càng thường trực và nguy hiểm, bảo đảm an ninh con người đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng vấn đề an ninh con người trên cơ sở quan điểm nhất quán, xuyên suốt là luôn đặt con người là vị trí trung tâm của mọi chính sách phát triển. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra tư duy mới về an ninh con người, tạo nền tảng quan trọng để hiện thực hoá khát vọng, mục tiêu phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, vì con người và cho con người. Tạp chí Xây dựng Đảng xin giới thiệu 3 kỳ bài viết “An ninh con người - Mục tiêu của phát triển” nhằm làm sáng tỏ hơn quan điểm của Đảng về an ninh con người, nhất là tư duy mới của Đại hội Đảng XIII, sớm đưa lý luận vào thực tiễn đời sống.

Cần thiết phải xóa bỏ lao động trẻ em

Lao động trẻ em là sự vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Vì vậy, vấn đề phòng ngừa và xoá bỏ lao động trẻ em đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế từ rất lâu. Việt Nam đã tham gia tất cả các điều ước quốc tế về phòng ngừa, xoá bỏ lao động trẻ em và rất nỗ lực nội luật hoá các tiêu chuẩn quốc tế về lao động trẻ em vào hệ thống pháp luật quốc gia cũng như triển khai thực thi trên thực tiễn.

Việt Nam đề cao vai trò của phụ nữ trong gìn giữ, xây dựng hòa bình

Ngày 21-10, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) đã thảo luận mở về chủ đề “Đầu tư vào phụ nữ trong vấn đề gìn giữ và xây dựng hòa bình” dưới sự chủ trì của bà Raychelle Omamo, Bộ trưởng Ngoại giao Kenya, nước Chủ tịch luân phiên HĐBA tháng 10-2021.

Hội đồng Bảo an kêu gọi chấm dứt bạo lực ở khu vực Hồ Lớn châu Phi

Ngày 20-10, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) đã kêu gọi chấm dứt bạo lực và khai thác bừa bãi tài nguyên ở khu vực Hồ Lớn ở châu Phi, đặc biệt là tại CHDC Congo.

Công bằng trong tiếp cận vắc-xin với người dân vùng biên

Chỉ 6 tháng đầu năm 2021 trên toàn thế giới, số người tử vong vì COVID-19 lên tới hơn 2 triệu người. Trong khi nhiều quốc gia đang gặp khó khăn trong việc bảo đảm yêu cầu quyền tiếp cận công bằng đối với vắc-xin COVID-19, thì Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện với những kết quả tích cực. Móng Cái, một thành phố vùng biên Tổ quốc đã thành công trong việc đưa vắc-xin COVID-19 vào tiêm chủng cho 96,5% người dân đủ điều kiện.

Kêu gọi cứu trợ đảm bảo quyền của phụ nữ Afghanistan

Ngày 20-10, Phó Trưởng đại diện Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc tại Afghanistan, bà Alison Davidian kêu gọi cộng đồng quốc tế dùng ngân sách cứu trợ để thúc đẩy việc đảm bảo quyền cho phụ nữ Afghanistan.

“Quyền im lặng” của người bị buộc tội

Mặc dù cho đến nay pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm trực tiếp về “quyền im lặng” nhưng Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 cũng đã có các quy định chứa đựng nội hàm của quyền này. Có thể nói, việc quy định quyền im lặng là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền con người và thực hiện trình tự xét xử công bằng trong TTHS. Tuy nhiên, quy định về quyền im lặng và các bảo đảm pháp lý hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, từ đó khó bảo đảm mục tiêu xây dựng nền tư pháp vững mạnh.

Quan tâm, chăm lo tốt hơn cho những người nghèo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn vừa ký ban hành Công điện truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững nhân Ngày vì người nghèo Việt Nam.

Luận bàn việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia tại Việt Nam

Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc (LHQ), “cơ quan nhân quyền quốc gia” National Human Rights Institutions hoặc National Institutions for Protection and Promotion of Human Rights - NHRIs) là một cơ quan được giao những chức năng cụ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nên thành lập NHRIs không? Tình hình thực tiễn trong nước, khu vực và quốc tế có thể thấy, việc thành lập một hoặc một số cơ quan có chức năng của NHRIs ở nước ta hiện là cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt.

Cà Mau thúc đẩy quyền của người dân tộc thiểu số

Cà Mau có hơn 33 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 32 dân tộc thiểu số. Đông nhất là dân tộc Khơ-me, tiếp đến là dân tộc Hoa, Tày, Thái,... Thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực từ việc ban hành đến thực thi các chính sách đặc thù nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Xem nhiều nhất