Vừa qua, Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị quán triệt việc nâng cao hiệu quả của công tác lãnh sự và bảo hộ công dân ở ngoài nước theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014 đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, Luật CCCD đã bộc lộ một số tồn tại và đang được lấy ý kiến để bổ sung, sửa đổi phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.
Sau 20 năm thực hiện, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã tạo những chuyển biến căn bản, tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Các FTA thế hệ mới khẳng định vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, là đòn bẩy phát triển thương mại nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thể hiện vị thế, năng lực của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy vấn đề quyền con người trong thời kỳ hội nhập.
Vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới với 198 nước, trong đó tiếp tục đưa những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về Việt Nam.
Việt Nam đã ký tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật năm 2007 và phê chuẩn năm 2014, điều này thể hiện tinh thần, ý thức trách nhiệm của Việt Nam đối với việc bảo đảm, thực thi quyền của người khuyết tật.
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới, các hoạt động thường ngày của người dân đang được dịch chuyển lên môi trường số, quá trình chuyển đổi số cũng tác động làm gia tăng khoảng cách số về giới và cũng tác động tới bình đẳng giới. Tham gia môi trường số cũng tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra về quyền riêng tư, sự an toàn, bạo lực giới khi phụ nữ, trẻ em gái vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng và tương tác với công nghệ số. Cần có những giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới bởi công nghệ số là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết.
Phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và con của phạm nhân ở cùng mẹ trong các cơ sở giam giữ là những đối tượng yếu thế, cần có những cơ chế bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Các quy định của pháp luật Việt Nam tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa đối với các phạm nhân nói chung, phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi nói riêng và con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam, bảo đảm cho họ có được sự bảo vệ, chăm sóc tốt nhất trong các cơ sở giam giữ.
Mới đây, tại Bali (In-đô-nê-xi-a) đã diễn ra cuộc họp lần thứ 37 của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), với sự tham dự của đại diện các nước tại AICHR.
Ngày 30-5, tại Huế đã diễn ra Hội thảo công bố Bộ tài liệu "Đào tạo về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân" và kết thúc Dự án "Nâng cao năng lực trong đấu tranh phòng, chống mua bán người cho cán bộ tuyến đầu biên giới".