Để khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền, cần phải cá thể hoá, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cụ thể, luật hoá Kết luận 14 ngày 22-9-2021 của Bộ Chính trị để cán bộ, công chức, người có trách nhiệm có điểm tựa pháp lý yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời chú ý, biểu dương, khen thưởng kịp thời và thích đáng đối với các cơ quan, tập thể, cán bộ, công chức quyết liệt trong thi hành công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nói, dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Có được tinh thần sáng tạo, dám nói, dám làm không chỉ có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp của Đảng mà trong suy nghĩ của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn ghi lòng tạc dạ lời dạy của Bác Hồ làm kim chỉ nam trong mọi hành động: Việc gì có lợi cho dân ta phải cố gắng làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh. Đấy cũng là giới hạn rộng lớn mà mỗi cán bộ, đảng viên thoả sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích của Nhân dân, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!
Đảng Cộng sản Việt Nam với bản lĩnh vững vàng và tầm cao trí tuệ đã khẳng định là lực lượng duy nhất lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng được nhân dân tin tưởng, đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo dân tộc vượt qua mọi chông gai, thử thách đưa đất nước phát triển phồn vinh. Tổ quốc độc lập, tự do, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gửi trọn niềm tin với Đảng quang vinh.
Việc cán bộ lãnh đạo cao cấp, nhất là những cán bộ giữ cương vị là người đứng đầu nhận trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước Nhân dân khi để cấp dưới có vi phạm rất nghiêm trọng và tự nguyện xin thôi giữ các chức vụ được phân công là việc làm đúng đắn, cần thiết, được dư luận ủng hộ. Tinh thần này cần tiếp tục được lan tỏa trong hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng.
Việc từ chối, nộp lại quà biếu tặng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào đạo đức, tự giác của người được biếu, tặng. Do đó, cùng với áp dụng nhiều biện pháp, chế tài đã được Đảng, Nhà nước ban hành, tự rèn luyện đạo đức, chế ngự lòng tham của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vẫn phải được coi trọng, đồng thời với thường xuyên giáo dục, cảnh tỉnh, răn đe, nhắc nhở của cấp trên, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nơi sinh hoạt, công tác.
Để giải quyết căn cơ vấn đề nhiều cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt xin thôi việc cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, các cơ quan có thẩm quyền Quốc hội sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Sớm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng, các chuyên gia cho các ngành, lĩnh vực cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thiện cơ chế khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Xây dựng môi trường làm việc năng động, công bằng, chuyên nghiệp, hiện đại.
Trách nhiệm là việc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải làm và phải có ý thức với những kết quả việc làm đó. Kết quả tốt được khen thưởng, hậu quả xấu phải bị xử phạt. Chỉ có vậy mới công bằng, khuyến khích những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý cán bộ chặt chẽ, đem lại hiệu quả tích cực, ích nước, lợi dân và loại dần những hậu quả nghiêm trọng từ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý cán bộ mà ra.