Đại biểu cần tỏ rõ chính kiến và trách nhiệm trong lá phiếu
Đại biểu thảo luận tại tổ.

Khẳng định việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là cần thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện đúng các nghị quyết của Đảng, các đại biểu Quốc hội cho rằng đây là một bước cụ thể hóa các quy định hiện hành của Hiến pháp và luật, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm hiện nay. Đại biểu Bùi Thị An (TP. Hà Nội) nhấn mạnh, đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết để có một đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh. Đại biểu cho rằng đây là hình thức giám sát tốt nhất để thanh lọc những cán bộ không đủ năng lực, trình độ, để tránh làm tràn lan, hình thức. Đại biểu Phạm Văn Gòn (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là sự cần thiết và nên tiến hành hằng năm. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) đồng ý lấy định kỳ hằng năm là “đẹp”.

Tập trung lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm vào một số chức danh do Quốc hội bầu. Theo đại biểu Bùi Thị An, Quốc hội chỉ nên lấy phiếu, bỏ phiếu với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch và các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các ủy ban. Về phía Chính phủ, nên bỏ phiếu  từ cấp bộ trưởng và tương đương trở lên. Đại biểu đề nghị trước mắt chỉ nên tập trung vào những chức danh có quyền ra quyết định và liên quan đến lĩnh vực tài chính kinh tế. Theo Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP. Hồ Chí Minh): Về phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm nhằm đánh giá những người giữ vị trị chủ chốt trong bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của bố máy này và đóng góp cho đất nước là điều cử tri quan tâm. Tuy nhiên, theo đại biểu Huỳnh Minh Thiện là chưa hiệu quả vì vẫn thấy “hình thức, dàn trải” mà chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm ở những người giữ vị trí chủ chốt và những người chuyên trách là đủ. Theo đại biểu  Ngô Văn Minh (Quảng Nam) phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm nên tập trung vào những người có chức vụ. Đại biểu Nguyễn Phước Lộc, Trần Thanh Hải (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị lấy phiếu 49 chức danh, chỉ  nên thêm các phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, các Phó Chủ nhiệm các ủy ban và các ủy viên thường trực, khoảng trên 50 người. Đồng tình với quan điểm trên, các ý kiến thảo luận tại tổ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa đều cho rằng QH chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước. Theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ hằng năm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Trách nhiệm trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Đại biểu Đào Văn Bình (TP. Hà Nội) đề xuất, mỗi đại biểu Quốc hội đã được nhân dân tin tưởng lựa chọn, khi lấy phiếu tín nhiệm cần thể hiện chính kiến của mình, tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, do vậy nên bỏ hình thức “không có ý kiến” như dự thảo. Cùng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) kiến nghị nên bỏ mức “không có ý kiến” nhưng cần bổ sung mức “không tín nhiệm”. Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) nêu ý kiến: “Cử tri chắc không đồng tình khi đại biểu lựa chọn “Chưa có ý kiến”. Đại biểu Quốc hội phải thay mặt cử tri, nhân dân đưa ra chính kiến rõ ràng”. Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) bày tỏ: Người lựa chọn “chưa có ý kiến” là thể hiện thiếu trách nhiệm với chính mình chứ chưa nói đến thiếu trách nhiệm với cử tri, với nhân dân”. Phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đại biểu Đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh, điều quan trọng là đại biểu phải thể hiện sự khách quan, công tâm, tinh thần trong sáng, trách nhiệm cao, tránh bị tác động khi thể hiện chính kiến trên lá phiếu…

 

 Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trao đổi với các đại biểu.

Mạnh mẽ hơn, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị nếu kết quả trên 50% không tín nhiệm thì cho nghỉ mà nếu quá 2/3 tín nhiệm thấp thì cũng đề nghị từ chức. Đồng quan điểm trên, đại biểu Bùi Thị An (TP. Hà Nội) đề nghị nếu lấy phiếu tín nhiệm lần đầu đã thấp quá 50% thì vận động họ từ chức nếu chưa bãi miễn được. Đại biểu Trần Thanh Hải (TP.Hồ Chí Minh): nếu phiếu tín nhiệm thấp (75%) thì chuyển ngay sang bước 2 là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Trong trường hợp 2 năm liên tiếp phiếu tín nhiệm dưới 50% thì cũng chuyển ngay sang bước 2…
Việc lấy phiếu, bỏ phiếu có tác dụng rất lớn để cử tri, giám sát và quan trọng hơn là tạo ra sức ép cho những vị trí được lấy phiếu tín nhiệm hoàn thành tốt hơn nữa trách nhiệm được giao.

Theo chương trình, ngày 10-11, QH sẽ thảo luận tại hội trường về nội dung này.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất