Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ: xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ và các thành viên tại Hội nghị (Ảnh: Thành Nhân).

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ và các thành viên tại Hội nghị (Ảnh: Thành Nhân).

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Thủ tướng Chính phủ vừa công bố Quyết định 825 về việc thành lập Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ, gồm các đồng chí bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ và đặc biệt trực tiếp Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thủ tướng Chính phủ đối với vùng Đông Nam Bộ, một vùng kinh tế động lực, một cực tăng trưởng quan trọng bậc nhất của cả nước.

Mặc dù đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH của cả nước nhưng phát triển vùng Đông Nam Bộ đã và đang đối mặt với nhiều thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Mạng lưới kết cấu hạ tầng nội vùng và liên vùng còn thiếu và chưa đồng bộ, chênh lệch về phát triển giữa các địa phương trong vùng chưa được rút ngắn; liên kết trong vùng vẫn còn hạn chế, chưa thực chất và hiệu quả. Xây dựng không gian kinh tế thống nhất chưa hiệu quả, nguồn lực bị phân tán; lợi ích kinh tế của từng địa phương bó buộc theo địa giới hành chính, thậm chí còn cạnh tranh nhau, làm triệt tiêu lợi thế chung của toàn vùng. Các vấn đề về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, úng ngập cục bộ tại TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương trong vùng chưa được giải quyết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội đồng Điều phối vùng với phương thức điều phối trên 6 lĩnh vực là: (1) Về lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; (2) Về đầu tư phát triển; (3) Về xây dựng các cơ chế, chính sách; (4) Về giải quyết các vấn đề liên kết vùng; (5) Về kế hoạch điều phối liên kết vùng; (6) Về cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng.

Hội đồng Điều phối vùng là mô hình tổ chức hiệu quả để xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của vùng như các hoạt động liên kết theo 6 lĩnh vực đã đề ra, góp phần giải quyết các bất cập mà một địa phương trong vùng không thể giải quyết được như các vấn đề giao thông liên vùng, ùn tắc giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh nguồn nước, ô nhiễm môi trường,… đồng thời có thể giải quyết những vấn đề không đạt được sự đồng thuận hoặc vượt thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành và địa phương trong vùng”. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, vùng Đông Nam Bộ được định hướng phát triển là vùng có cơ cấu kinh tế hiện đại, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực; tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực có cơ hội và lợi thế. Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao. Phát triển dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; công nghệ thông tin - viễn thông; khoa học - công nghệ; du lịch; logistic. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc; trung tâm tài chính quốc tế, phát triển không gian ngầm; nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Pho Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều phối vùng Đôn Nam Bộ phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Thành Nhân).

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Thành Nhân).

Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã gợi ý và đề nghị Hội đồng Vùng tập trung thảo luận vào một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như:

Tập trung thảo luận và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng của vùng và của vùng với các địa phương lân cận, nhất là hạ tầng giao thông, xem đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược (vừa qua, các tỉnh trong vùng đã triển khai rất tốt sự điều phối để thực hiện Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, sắp tới là Dự án đường Vành đai 4, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa; Tập trung triển khai hoàn thành Sân bay Long Thành. Trong tương lai, TP. Hồ Chí Minh cũng cần phối hợp với các địa phương phát triển các tuyến đường sắt đô thị kết nối với các địa phương trong vùng nhất là nghiên cứu phát triển ngay đường sắt nhẹ kết nối sân bay Long Thành - Thủ Thiêm hay là Biên Hòa - Vũng Tàu – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh).

Cần giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn cùng với việc đẩy mạnh hạ tầng giao thông và phương tiện công cộng, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, giảm số lượng xe gắn máy cùng với cơ chế hỗ trợ đủ mạnh để vừa giảm ùn tắc giao thông vừa cải thiện môi trường không khí tại các đô thị lớn. Sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển KT - XH và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị, nhất là tại các đô thị đặc biệt.

Điều phối phát triển hệ thống logistic gắn với cảng biển, hàng không quốc tế Long Thành và các cảng để giải quyết hài hòa bài toán giữa cảng Cát Lái, cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng trung chuyển Cần Giờ để khai thác hiệu quả công suất của các Cảng đã đầu tư đồng thời đảm bảo không bị xung đột lợi ích giữa các địa phương.

Đảm bảo an ninh nguồn nước: Hiện nay cả vùng Đông Nam Bộ sử dụng nguồn nước chủ yếu ở Hồ Dầu Tiếng, Hồ Trị An, hệ thống sông Đồng Nai, nên việc bảo vệ nguồn nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước là phải quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đề nghị các địa phương ở đầu nguồn kiên quyết không cấp phép các dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường, xả thải không qua xử lý gây ảnh hưởng tới nguồn nước cho toàn vùng.

Nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù của vùng Đông Nam Bộ (trong đó có nhiều chính sách mới, đột phá, lần đầu tiên thí điểm thực hiện. Đối với vùng Đông Nam Bộ, đề nghị tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách tập trung vào một số lĩnh vực gồm: (1) Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; (2) Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (3) Phát triển cảng biển, khu thương mại tự do, khu phi thuế quan; (4) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm tài chính quốc tế.

Các giải pháp huy động vốn đầu tư bao gồm nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Ưu tiên nguồn ngân sách trung ương từ nguồn dự phòng, tăng thu để đầu tư các dự án cấp bách liên vùng. Đối với TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho phép Thành phố vay một khoản đủ lớn khoảng trên dưới 20 tỷ USD để hoàn thành đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, mở rộng không gian thành phố bằng cách kéo dài đường sắt TP. Hồ Chí Minh sang các địa phương lận cận trong vùng, phát triển các đô thị vệ tinh, tận dụng được không gian ngầm và phát triển được các mô hình TOD dọc các tuyến đường sắt đô thị này.

Tại Hội thảo, Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ đã ban hành kế hoạch hành động trong 6 tháng cuối năm 2023.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất