Hội thảo báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc
Toàn cảnh Hội thảo

Dự Hội thảo có hơn 20 báo Đảng địa phương và Trung ương. Đồng chủ trì Hội thảo có đồng chí Đinh Văn Ổn, Tổng Biên tập báo Hoà Bình; Trịnh Văn Ánh, Tổng Biên tập báo Bắc Giang; Đặng Quang Vượng, Phó tổng Biên tập báo Hà Giang.

 
             Đại biểu dự Hội thảo.
Xác định rõ tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (7-1998) của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, những năm qua, báo chí cả nước nói chung, báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói riêng đã đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển… Báo Đảng địa phương đã chuyển tải đến bạn đọc trong nước, quốc tế những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khu vực trung du, miền núi phía Bắc, vùng đất có nhiều nét văn hóa dân tộc rất đặc trưng, với cảnh quan hùng vĩ và nhiều lễ hội vào loại nhất nhì trong số đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam. Người Thái có xòe vòng, múa khăn, múa sạp; người Mường có văn hóa cồng chiêng; người Dao có mua chuông, lễ Lập Tịnh; người Cao Lan có múa chim gâu; người Mông có múa khèn, múa ô. Lễ dâng hương đền Hùng (Phú Thọ) nay được coi là Quốc lễ; Hội Lồng Tồng (xuống đồng) là sản phẩm của văn hóa cư dân nông nghiệp Tày, Nùng đã thu hút được nhiều sắc tộc láng giềng tham gia...

Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, lĩnh vực văn hóa cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống của dân tộc. Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Những biểu hiện “thương mại hóa”, xu hướng vọng ngoại, lai căng, xa rời bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc ở một bộ phận dân cư chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu. Thực trạng đó là những nguy cơ tiềm ẩn làm xói mòn văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội, làm cản trở bước đường đi tới hạnh phúc và phồn vinh của dân tộc ta. Chính vì vậy, phải có những giải pháp khắc phục những yếu kém trong lĩnh vực văn hóa, đi đôi với việc phát huy những thành tựu đã đạt được, làm cho văn hóa thực hiện được sứ mệnh cao cả trong sự nghiệp chung là mối quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong đó, vai trò của các cơ quan báo chí nói chung và báo Đảng địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trên tinh thần đó, tại Hội thảo lần thứ XV- năm 2013 tại Hoà Bình, các báo Đảng địa phương tập trung phân tích một cách sâu sắc, đầy đủ và làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

1. Những kinh nghiệm hay của báo Đảng địa phương tuyên truyền về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) trên báo in và báo điện tử.
2. Tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hoá (gia đình, làng bản, xã phường, cơ quan, đơn vị) lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân.
3. Vai trò phản biện của báo chí trong đấu tranh chống các khuynh hướng làm mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc và về công tác tổ chức, quản lý lễ hội, hoạt động du lịch.
4. Tuyên truyền về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, các di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể), gắn kết cộng đồng các dân tộc; gắn bảo tồn bản sắc văn hoá, di sản văn hoá với điều kiện và môi trường sống của đồng bào các dân tộc.
5. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cùng những chế độ, chính sách đãi ngộ… tại các cơ quan báo Đảng địa phương trong tình hình mới.

Tại Hội thảo các báo Đảng địa phương, các đại biểu đã chia sẻ thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong tuyên truyền về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên báo chí... Đồng chí Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng đánh giá cao kinh nghiệm tuyên truyền của các báo Đảng địa phương thời gian qua. Đồng chí chia sẻ: Tạp chí Xây dựng Đảng không có chuyên mục riêng, song đã lồng ghép việc tuyên truyền về bản sắc văn hoá các dân tộc trong từng bài viết, đồng thời chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn sinh hoạt chi bộ đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm lãnh đạo việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trung du, miền núi phía Bắc, vùng đồng bào Chăm, vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Tây Nam bộ…

 
 Đồng chí Ngô Minh Tuấn phát biểu tại Hội thảo.

Đồng chí Phạm Đình Đảng, Phó tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đề cập tới công tác dân tộc; vấn đề thống nhất trong văn hoá dân tộc của Việt Nam; công tác dân tộc gắn với công tác văn hoá dân tộc… Việc tuyên truyền giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như thế nào hiệu quả nhất.

Các ý kiến của báo đảng địa phương tập trung vào các giải pháp để tuyên truyền tốt về việc giữ gìn và phát huy bản sắc các văn hoá các dân tộc: Các cơ quan báo chí cần nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương về xây dựng, gìn giữ, bảo tồn văn hoá dân tộc của Đảng, Nhà nước. Ban biên tập báo phải quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ tới phóng viên, biên tập viên về việc tuyên truyền gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Ban Biên tập, phóng viên, biên tập viên cần hiểu sâu sắc về nội dung này viết mới đúng, trúng, hay. Xây dựng cộng tác viên am hiểu về lĩnh vực này viết bài cho báo…


 
             Trao giải báo chí.

Tại Hội thảo đã trao giải cho 16 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về “Đền ơn đáp nghĩa” của 16 cơ quan báo chí và Ban tổ chức trao cờ đăng cai hội thảo báo Đảng địa khu vực trung du, miền núi phía Bắc lần thứ 16 cho Báo Hà Giang.

 
 Trao cờ đăng cai năm 2014 cho Báo Hà Giang.

Buổi chiều các đại biểu tiếp tục đi thực tế tại huyện Kim Bôi.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất