Xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam - cơ sở lý luận, thực tiễn
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh vừa tiến hành nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: “Xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam - cơ sở lý luận, thực tiễn”, mã số B12-10 do TS Dương Trung Ý, Trưởng khoa Lý luận về Đảng và xây dựng Đảng (Học viện Xây dựng Đảng) làm Chủ nhiệm.

Hội đồng nghiệm thu do PGS, TS Lê Quốc Lý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Đề tài được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết. Nhóm nghiên cứu đã làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ và thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng; Quan niệm, vai trò, nội dung, nguyên tắc xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng. Tiếp theo, đề tài đã nghiên cứu và chỉ ra  thực tiễn, kinh nghiệm xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng cầm quyền trên thế giới và Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó chỉ ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đề tài đưa ra 5 nhóm giải pháp có giá trị thực tiễn cao, áp dụng hiệu quả vào việc xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Đề tài khẳng định, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, cả những tiền đề chủ quan và khách quan cho thấy, nghiên cứu vấn đề xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, trong đó làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng về cơ chế thực hiện dân chủ trong Đảng, đề xuất phương hướng và những giải pháp đồng bộ, khả thi để xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trong Đảng là vấn đề cấp thiết.

Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài có ý nghĩa và giá trị thực tiễn cho công tác xây dựng đảng. Đề tài được xếp loại xuất sắc.  

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất