Là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một kho tàng lý luận phong phú về xây dựng Đảng. Trong đó những tư tưởng của Người về tinh giản, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với sửa đổi phong cách, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ có ý nghĩa rất thiết thực, nhất là khi chúng ta đang thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, 6 và 7 (khóa XII) hiện nay. Vì vậy, việc khai thác những di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, có thể khái quát ở một số nội dung sau:
Xây dựng đội ngũ cán bộ với việc lựa chọn, sử dụng và đánh cán bộ lãnh đạo, đặc biệt đối với những người đứng đầu là một trong những vấn đề quan trọng được Hồ Chí Minh rất quan tâm trong tiến trình lãnh đạo cách mạng nước ta, nhất là trước những thay đổi của nhiệm vụ cách mạng cũng như sự vận động, biến đổi của hoàn cảnh khách quan. Bài viết góp phần làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn của cán bộ lãnh đạo nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho việc lựa chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
Thương yêu, chăm lo bồi dưỡng cán bộ là một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã dành trọn vẹn cho những tình cảm tốt đẹp ấy.
Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm công tác “đền ơn đáp nghĩa” cả trên vị trí Chủ tịch nước và tư cách một công dân. Từ kỷ niệm ngày thương binh – liệt sĩ đầu tiên đến khi qua đời, Bác Hồ đã viết tới 25 bức thư động viên thăm hỏi thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, thể hiện tình thương yêu con người sâu sắc, bao la, khắc sâu một tấm lòng nhân hậu, chăm lo, trân trọng đối với những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, vì đồng bào. Đồng thời chỉ đạo các cấp các ngành thường xuyên chăm lo công tác “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”. Đó là tình cảm, nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh .