Trong quan hệ quốc tế, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt, bền vững, thủy chung như quan hệ Việt Nam - Lào. Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng tắm chung dòng nước Mekong, hai dân tộc đã chia ngọt sẻ bùi trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những năm qua, Chi bộ Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã tích cực triển khai các phong trào thi đua, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành và của địa phương. Qua đó đã tạo được sức lan tỏa rộng khắp, làm thay đổi nhận thức cũng như hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, CNVC và người lao động; phát huy tối đa tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cộng đồng trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu, tác phong của người đứng đầu và nhiệt tình, năng động của cán bộ đảng viên, CNVC, người lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò, vị thế và khả năng cách mạng của phụ nữ. Theo Người, lực lượng phụ nữ là bộ phận không thể tách rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Người chỉ rõ: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”.
Vẫn còn biết bao câu chuyện cảm động về Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Mỗi người hãy xác định suốt đời học tập và làm theo gương Bác để không ngừng tiến bộ, tránh được những khuyết điểm, sai lầm dù là nhỏ nhất.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với nghệ thuật chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” giành chính quyền trong cả nước. Việc dự báo, nhận định đúng thời cơ, nghệ thuật chớp thời cơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng là vô cùng quan trọng, yếu tố quyết định đến sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Bác còn chỉ rõ: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”. Quán triệt tư tưởng của Người, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt của then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên giáo. Người không chỉ là hiện thân của “Tổng tư lệnh tối cao” trên mặt trận tư tưởng, mà còn để lại những quan điểm, tư tưởng quý báu về xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; tinh thông, nhanh nhạy và sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học,… đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng đất nước.
Tinh thần trách nhiệm là một giá trị văn hóa, được gọi là văn hóa trách nhiệm hay văn hóa bổn phận. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần trách nhiệm “Là khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công”(1).
Năm Canh Dần (19-5-1890) một làng quê nghèo của Việt Nam đã chào đón một sinh linh ra đời mà cả cuộc đời và sự nghiệp đã làm xoay chuyển cả một dân tộc, khai sinh ra thời đại mới của nước Việt Nam, đó là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh.
Kể từ khi về nước năm 1941 đến khi từ giã thế giới người hiền, Bác Hồ đã có 22 bài thơ chúc Tết mà bà con trong Nam, ngoài Bắc luôn mong ngóng được nghe khi giao thừa đến. Trong các bài thơ chúc Tết của Người và những lần gặp các đồng chí lãnh đạo, Người đã có những dự báo mang tầm chiến lược.