Trăn trở, chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh, thật sự của dân, do dân, vì dân, Chính phủ là công bộc của dân, chính quyền “sao cho được lòng dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo những căn bệnh của cán bộ như những biểu hiện của thoái hóa, biến chất, lên mặt làm quan cách mạng, quan liêu, lãng phí, tham ô, không quan tâm đến đời sống của nhân dân. Để giải thích rõ nội dung thế nào là cần, kiệm, liêm, chính, Người viết tác phẩm: “Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên báo Cứu Quốc các số ra ngày 30-5, 31-5, 1-6 và 2-6 năm 1949. 70 năm trôi qua, những lời chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh về thực hành liêm khiết vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Chính phủ Việt Nam đang chủ trương “xây dựng một Chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”.
Trong muôn vàn tình thân yêu của Bác Hồ dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên, nhi đồng. Những tình cảm gần gũi thân thương, nồng ấm và những lời dạy mà sinh thời Người dành cho thiếu niên, nhi đồng đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta.
Di chúc của Bác cùng với toàn bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta. Di chúc còn là sự thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương bao la của Bác dành cho những người ở lại. Nhưng trước tiên là dành cho Dân, cho Đảng. Bác viết: “… tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Bác chuẩn bị cho chuyến đi xa bằng những đúc kết ở tầm cao của bậc vĩ nhân, nhưng lời lẽ lại hết sức giản dị cùng những chỉ dẫn chiến lược là những dặn dò cụ thể nhưng vô cùng sâu sắc… Ai đọc cũng thấy mình được quan tâm, ân cần bằng trái tim mênh mông “Ôm cả non sông, mọi kiếp người”...
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện quý giá mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Một trong những giá trị tư tưởng nổi bật trong Di chúc của Người là vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Vấn đề này không chỉ có giá trị lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phẩm chất và năng lực của người cán bộ cách mạng. Người cho rằng, đối với người cán bộ cách mạng, hai mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực, không thể thiếu mặt nào, cũng không thể coi nhẹ mặt nào. Do đó, từ rất sớm Người đã dày công vun đắp để đào tạo cho Ðảng, cho đất nước một đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng lại vừa chuyên.
Ngày 25-10-2018, BCH Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương. Đây là lần đầu tiên BCH Trung ương ban hành một quy định, trong đó đề cập cụ thể trách nhiệm nêu gương của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng cho thấy tính công khai, minh bạch, dân chủ trong Đảng ngày càng được phát huy. Đề cao trách nhiệm nêu gương với những quy định cụ thể, dễ nhớ, dễ làm và dễ kiểm tra, giám sát đã nhận được sự đồng tình của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Có tài phải có đức”[1]. Theo Người, đức và tài phải được biểu hiện bằng kết quả công tác, phải luôn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau trong nhân cách người cán bộ cách mạng.
Tiếp tục quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện đoàn viên thanh niên; tạo môi trường các bạn trẻ rèn luyện, trao trọng trách cho những người trẻ gánh vác… là cách thực hiện tốt nhất Tư tưởng và những chỉ dạy của Bác Hồ.
Trong di sản của Bác, vấn đề xây dựng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nền tảng cho mọi thành công. Đoàn kết thống nhất là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng. Do đó, việc khai thác di sản quý báu của Bác chính là việc tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng là nhân lên sức mạnh của Đảng.