Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư"1, để giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, "xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"2. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng ta luôn chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, coi đó là "một việc hết sức quan trọng và rất cần thiết"3.

Giá trị lịch sử của "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"

Cách đây 75 năm, vào ngày 19-12-1946, Bác Hồ đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đó là một áng thiên cổ hùng văn trong thời đại mới, có giá trị lịch sử như một Cương lĩnh kháng chiến, chứa đựng những quan điểm cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, truyền thống anh hùng, bất khuất, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh… Năm tháng đã qua đi, nhưng âm hưởng hào hùng của Lời kêu gọi vẫn còn mãi với thời gian, để lại cho Đảng và sự nghiệp cách mạng nước ta những bài học hết sức quý báu, có ý nghĩa to lớn và thiết thực, nhất là bài học quy tụ và phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ nhà giáo Việt Nam. Người luôn đặc biệt chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ trí thức quan trọng này.

Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong 35 năm đổi mới và hội nhập, việc tích cực triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức thanh niên đến các cấp, các ngành và gia đình đã giúp tuổi trẻ Việt Nam ngày càng có môi trường, điều kiện tốt hơn để học tập, rèn luyện, trưởng thành, nâng cao trình độ, hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, từng bước hoàn thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Giải phóng phụ nữ - giá trị nhân văn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc luôn bao hàm khát vọng vươn lên của phụ nữ. Bởi lẽ, “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa(1). Tư tưởng này của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những trải nghiệm của Người - vị anh hùng giải phóng dân tộc suốt đời đấu tranh cho mục tiêu cao cả: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, trong đó có giải phóng phụ nữ.

Đậm sâu tình cảm, tư tưởng của Bác Hồ với Hà Nội

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện tấm lòng trân trọng, mối quan tâm sâu sắc giàu tình nhân ái và những mong muốn thiết tha về Hà Nội. Với Hà Nội, Người xác định vị trí “đầu tàu”, “gương mẫu” của nơi mà “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta” nên Người mong muốn làm sao để cho Hà Nội thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần.

Xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh. Đến năm 2030 xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu này, một trong những biện pháp quan trọng là xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên các cấp trong Quân đội làm nòng cốt với phẩm chất chính trị, đạo đức, phương pháp, tác phong công tác theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chuyến đi lịch sử

Cách đây 110 năm, ngày 5-6-1911 tại Bến Nhà Rồng, Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành bắt đầu hải trình tìm đường cứu nước bằng công việc phụ bếp. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; mà còn tạo nên những bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, đã làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, mốc son vàng của lịch sử dân tộc.

Tìm đường cứu nước - hành trình mang tầm thời đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước của vùng đất xứ Nghệ “địa linh nhân kiệt” giàu truyền thống cách mạng, với trí thông minh và sự mẫn cảm về chính trị, ngay từ nhỏ cậu bé Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra cảnh đất nước lầm than đắm chìm trong nô lệ. Thuở ấu thơ được bê nước hầu cha và các bạn của cha đàm đạo việc nước, Nguyễn Tất Thành đã sớm có những suy nghĩ khác biệt về tư tưởng so với nhiều người bạn cùng trang lứa và cả với một số bậc cha chú đương thời về con đường cứu nước.

Muôn vàn tình thương yêu Bác Hồ dành cho thiếu niên và nhi đồng

Chúng ta ai cũng qua tuổi thiếu niên, hẳn không bao giờ quên tình cảm yêu thương, những lời ân tình của Bác Hồ. Trong muôn vàn tình thương yêu dành cho thiếu niên, nhi đồng, Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết Trung thu… mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Mới nhất

Xem nhiều nhất