Công nhân, chuyên gia di chuyển từ Bình Dương đến TP. Hồ Chí Minh và ngược lại bằng xe đưa đón cần đáp ứng điều kiện gì?

Lái xe, nhân viên phục vụ và người di chuyển trên phương tiện đưa đón công nhân, chuyên gia phải đáp ứng một trong các điều kiện: Đã tiêm ngừa vắc-xin phòng COVID-19.

Điều kiện đối với lái xe, nhân viên và người ngồi trên phương tiện di chuyển 

Theo đó, đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên phương tiện đưa đón công nhân, chuyên gia phải đáp ứng một trong các điều kiện: Đã tiêm ngừa vắc-xin phòng COVID-19 (ít nhất 01 mũi đối với loại vắc-xin tiêm 02 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 07 ngày/ 2 lần); đã tiêm ngừa vắc-xin COVID-19 đầy đủ 02 mũi hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 07 ngày/1 lần).

Khi di chuyển, người ngồi trên phương tiện phải đáp ứng điều kiện sau: Đã tiêm ngừa vắc-xin phòng COVID-19 (ít nhất 01 mũi đối với loại vắc-xin tiêm 02 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm); đã tiêm ngừa vắc-xin phòng COVID-19 đầy đủ 02 mũi hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 07 ngày/1 lần).

Khi vận chuyển công nhân, chuyên gia bằng xe đưa, đón phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K; trang bị dung dịch rửa tay (có ít nhất 70% nồng độ cồn) cho hành khách, dung dịch khử khuẩn cho phương tiện và thùng rác có nắp đậy trên phương tiện vận tải. Trên phương tiện có thông tin khuyến cáo và hướng dẫn hành khách chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. Mở cửa toàn bộ, không sử dụng máy lạnh hoặc đóng kín cửa, sử dụng máy lạnh từ 26 độ C trở lên. Vận chuyển không quá 50% sức chứa của phương tiện. Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến.

Việc tổ chức xét nghiệm và cấp chứng nhận cho công nhân, chuyên gia, cán bộ, nhân viên, chủ doanh nghiệp của công ty do cơ quan y tế hoặc doanh nghiệp tự thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm đó.

Công ty lập danh sách phương tiện vận chuyển công nhân, chuyên gia; phương tiện cá nhân của công nhân, chuyên gia, cán bộ, nhân viên, chủ doanh nghiệp của công ty để đăng ký cấp mã QR (theo mẫu phụ lục) gửi về Sở Giao thông vận tải để cấp phép hoạt động thông qua Giấy nhận diện (có mã QR). Công ty chịu trách nhiệm về danh sách phương tiện cá nhân của công nhân, chuyên gia, cán bộ, nhân viên, chủ doanh nghiệp của công ty khi đề nghị xin cấp mã QR.

Quy trình thực hiện để đăng ký Giấy nhận diện (có mã QR):

Bước 1: Các công ty thực hiện đăng ký theo Công văn đề nghị (theo mẫu Phụ lục 1a) kèm danh sách các thông số của phương tiện (tập tin có định dạng .pdf và file excel theo Phụ lục 1b) và gửi về Sở Giao thông vận tải Bình Dương qua Email: sgtvtbinhduong.gov@gmail.com.

Bước 2: Trong vòng 24 giờ, Sở Giao thông vận tải Bình Dương sẽ tiếp nhận đề nghị từ các công ty, kiểm tra và gửi email đến Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh xem xét giải quyết.

Bước 3: Tiến trình giải quyết

Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận đề nghị từ Sở Giao thông vận tải Bình Dương và tiến hành giải quyết cho đơn vị trong  thời gian không quá 24 giờ sau khi nhận đủ hồ sơ.

Kết quả: bao gồm Thông báo tổ chức giao thông của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đã được số hóa theo Phụ lục 1c và Giấy nhận diện (có mã tra cứu QR) tương ứng với mỗi phương tiện theo Phụ lục 1d, e.

Việc kết quả giải quyết sẽ được Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh gửi về Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương thông qua hộp thư điện tử sgtvtbinhduong.gov@gmail.com.

Bước 4: Sau khi Sở Giao thông vận tải Bình Dương được nhận thông báo tổ chức giao thông của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đã được số hóa kèm theo Thẻ nhận diện phương tiện (có mã tra cứu QR) tương ứng với mỗi phương tiện. Đề nghị các công ty theo dõi, nhận thông tin kết quả từ Zalo SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI BÌNH DƯƠNG và Cổng thông tin điện tử Sở Giao thông vận tải Bình Dương tại địa chỉ: https://sgtvt.binhduong.gov.vn để tự in, đóng dấu của đơn vị vào Giấy nhận diện phương tiện và gắn lên kính chắn gió phía trước của xe ô tô khu vực phía bên phải người lái xe.
Lái xe, nhân viên phục vụ và người di chuyển trên phương tiện đưa đón công nhân, chuyên gia phải đáp ứng một trong các điều kiện: Đã tiêm ngừa vắc-xin phòng COVID-19.


Lái xe, nhân viên phục vụ và người ngồi trên phương tiện đưa đón công nhân, chuyên gia phải đáp ứng một trong các điều kiện: Đã tiêm ngừa vắc-xin phòng COVID-19

Số ca mắc toàn tỉnh ngày 13-10 tăng 12,1% so với ngày 12-10
(Tính từ 17g00’ ngày 12-10-2021 đến 17g00’ ngày 13-10-2021)

Trong ngày 13-10-2021, (theo báo cáo của TTYT các huyện, thị xã, thành phố) thực hiện xét nghiệm nhanh diện rộng cho 20.595 người, phát hiện 787 trường hợp dương tính (chiếm tỷ lệ 3,82%). Gồm: Bến Cát: 220, Dĩ An: 201, Thuận An: 139, Tân Uyên: 118, Bàu Bàng: 109.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ghi nhận 501 ca mắc mới qua xét nghiệm RT-PCR và đã có đầy đủ các thông tin dịch tễ, dự kiến Bộ Y tế công bố vào bản tin lúc 19g00’ ngày 13-10-2021 (tăng 12,1% so với ngày 12-10-2021).

Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 223.476 ca mắc COVID-19, (trong đó: 9.955 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế, 26.404 ca bệnh phát hiện trong Khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 148.252 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa, 38.865 ca trong cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa). Lũy kế tại Bình Dương đã có 223.522 ca mắc COVID-19 (gồm: 32 công dân Việt Nam về từ nước ngoài do QK7 điều tiết, 07 chuyên gia nước ngoài nhập cảnh, 223.482 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 01 ca nhập cảnh trái phép từ Căm-pu-chia).

Số ca mắc toàn tỉnh tăng 12,1% so với ngày 12-10-2021 (địa phương có số mắc tăng là Bến Cát, Tân Uyên, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một). Tuy nhiên, số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa (83,2%) và qua sàng lọc cộng đồng (16,8%).

Công tác thu dung điều trị

Số bệnh nhân thu dung trong ngày: 478 bệnh nhân.

Số bệnh nhân xuất viện trong ngày: 1.201; tích lũy: 214.132.

Số bệnh nhân tử vong trong ngày: 18 bệnh nhân; tích lũy tử vong: 2.230.

Số bệnh nhân đang điều trị: 14.426 bệnh nhân, trong đó:

Trong cơ sở điều trị: 12.513 bệnh nhân;

Điều trị tại nhà: 1.913 bệnh nhân.

Tiêm vắc-xin

Ngày 13-10-2021 tiếp tục triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 các đợt 46, 51.

Lũy kế: 3.134.356 liều đã tiêm/4.859.390 liều được phân bổ (2.292.340 mũi 1 và 842.016 mũi 2) (ghi nhận lúc 16g30 ngày 13-10-2021).

Số người được tiêm trong ngày: 31.842 liều.

Khu phong tỏa, cách ly tập trung và cách ly tại nhà

Hiện tại đang có 575 khu vực phong tỏa, gồm: Thuận An: 247; Phú Giáo: 0, Bàu Bàng: 0; Dĩ An: 0; Dầu Tiếng: 05; Bến Cát: 211; Tân Uyên: 18, Bắc Tân Uyên 0; Thủ Dầu Một: 94, với 24.279 người trong khu vực phong tỏa.

Số cơ sở cách ly tập trung (hiện nay đã chuyển thành khu điều trị tầng 1): 19 cơ sở, gồm: Thuận An (06), Phú Giáo (0), Bàu Bàng (0), Dĩ An (0), Dầu Tiếng (2), Bến Cát (6), Tân Uyên (02), Thủ Dầu Một (03), Bắc Tân Uyên (0). Tổng số người hiện đang được cách ly: 3.770 người (133 F1, 1.179 test nhanh dương tính, 2.442 F0)

Số F1 đang cách ly tại nhà: 2.365 người.

Đánh giá mức nguy cơ

Theo xã/phường: hiện tại có 0 xã/phường nguy cơ rất cao (vùng đỏ), 0 xã/phường nguy cơ cao (vùng cam), 0 xã/phường nguy cơ (vùng vàng) và 91 xã/phường bình thường mới (vùng xanh).

Theo ấp/khu phố: hiện tại có 0 ấp/khu phố nguy cơ rất cao, 1 ấp/khu phố nguy cơ cao, 15 ấp/khu phố nguy cơ và 569 ấp/khu phố bình thường mới.

Tình hình nhận mẫu PCR và test nhanh trong ngày

Tình hình xét nghiệm PCR (từ ngày 17-7-2021 đến 13-10-2021)

Tình hình xét nghiệm diện rộng tại các địa phương

Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 1 (từ ngày 17-7-2021): Kết quả đã lấy mẫu xét nghiệm cho 1.074.312 lượt người, kết quả phát hiện 11.217 người nghi ngờ mắc COVID-19 (tỷ lệ 1,04%).

Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 đến nay (từ ngày 2-8-2021 đến nay): Kết quả: các địa phương lấy mẫu test nhanh và PCR cho 10.997.701 lượt người, có 178.445 trường hợp dương tính (tỷ lệ 1,62%).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu PCR cho 139.025 công nhân tại 173 công ty trong các KCN, kết quả có 435 trường hợp dương tính.

Trạm y tế lưu động

Tính đến 17 giờ 00 phút ngày 13-10-2021 có 169 trạm y tế lưu động được thành lập, trong đó có 21 trạm y tế lưu động trong khu/cụm công nghiệp.

Số trạm y tế lưu động có báo cáo ngày: 42/169.

Các hoạt động của trạm y tế lưu động:

+ Số F0 mới, được phát hiện theo dõi, chăm sóc tại nhà trong ngày: 350 F0

+ Số lượt hướng dẫn, tư vấn sức khỏe trong ngày: 856 lượt

+ Số lượt cấp phát thuốc tại nhà trong ngày: 560 lượt

+ Số lượt phát hiện sơ cứu, chuyển viện các trường hợp nặng: 11 lượt

+ Số người test nhanh trong ngày: 575 người dương tính/4.082 người test nhanh

H.Hào


Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất