Tăng cường công tác vệ sinh môi trường vùng lũ lụt
Quảng Ninh xử lý nguồn nước, vệ sinh môi trường và phòng bệnh sau mưa lũ
Về việc chuẩn bị kế hoạch vệ sinh môi trường và xử lý nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt trước bão, lụt: yêu cầu bố trí nhân lực, đảm bảo đủ dự trữ và cung cấp đủ các hóa chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước ăn uống, sinh hoạt và xử lý môi trường như cloramin B, viên khử khuẩn nước, máy phun hóa chất… Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với bão, lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đảm bảo vệ sinh môi trường, quản lý chất thải tại các cơ sở y tế theo đúng quy định, không để chất thải nguy hại phát tán ra môi trường.

Khi có bão, lụt xảy ra, tổ chức các đoàn công tác của Ngành Y tế thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt của người dân. Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút. Tổ chức vận động, hướng dẫn người dân nước rút đến đâu làm tổng vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa đến đó; khơi thông cống rãnh, lấp các vũng nước đọng, thu gom và chôn lấp rác thảo, xác súc vật chết; thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và xử lý nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt đúng cách. Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Yêu cầu cơ sở y tế nằm trong vùng ngập lụt cần đảm bảo lưu giữ chất thải rắn y tế tại khu vực không bị ngập úng và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; khắc phục các hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải y tế bị hư hỏng ngay sau khi nước rút.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất