Ngày
15-6-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2010/NĐ-CP “Về chế độ, chính sách
đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội”. Nội dung Nghị định nêu:
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Nghị định này quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử,
tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(cấp huyện) và ở xã, phường, thị trấn (cấp xã).
2.
Cán bộ nêu tại khoản 1 Điều này được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức.
3.
Tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và của
cơ quan có thẩm quyền.
Điều
2. Chế độ, chính sách đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi
1.
Cán bộ quy định tại Điều 1 Nghị định này có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ
20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý
cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội và được hưởng thêm các chế độ sau:
a)
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được
trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được
trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã
hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội
được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;
d) Đối
với cán bộ xếp lương chức vụ:
Tại thời điểm có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nếu đã xếp
lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp
lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu;
đ) Đối với cán bộ xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng
phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ mà trong
thời gian giữ bậc luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật và tại
thời điểm có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được
nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn
12 tháng để nghi hưu .
Nếu có thời gian công tác trước ngày 30 tháng 4 năm 1975,
đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở
ngạch hiện giữ, đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và trong quá trình công
tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật trong thời gian 10 năm
cuối trước khi nghỉ hưu thì được nâng ngạch không qua thi lên ngạch trên liền kề
trong cùng ngành chuyên môn, nghiệp vụ (nếu có) để nghỉ hưu.
2. Tiền lương tháng để tính trợ cấp được tính bình quân tiền
lương tháng thực lĩnh của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu, bao gồm: mức lương chức
vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên
vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
3. Thời gian công tác tính hưởng trợ cấp là thời gian làm
việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự
nghiệp công lập và công ty nhà nước được tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội theo
quy định chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ phục viên.
4.
Khi tính trợ cấp nếu thời gian nghỉ hưu trước tuổi hoặc thời gian đóng bảo hiểm
xã hội có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới
03 tháng thì không tính;
b) Từ
đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được ttnh bằng 1/2 năm;
c) Từ
trên 06 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng một năm.
Điều
3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ
hưu
1.
Cán bộ quy định tại Điều 1 Nghị định này chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu
không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi mà có phẩm chất, năng lực, uy tín, sức
khoẻ để tiếp tục công tác thì được cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí
vị trí công tác mới thích hợp. Trường hợp không bố trí được vị trí công tác mới
thích hợp thì giải quyết cho nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại
Điều 4 Nghị định này.
2.
Trường hợp vị trí công tác mới không quy định mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ
(không phải là chức danh lãnh đạo) hoặc có mức lương chức vụ phụ cấp chức vụ thấp
hơn mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng thì thực hiện bảo lưu mức
lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong 06 tháng; từ tháng thứ 07 trở
đi hưởng mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) của vị trí công tác mới.
Điều
4. Chế độ, chính sách đối với cán bộ nghỉ công tác chờ đủ tuoi nghỉ hưu
Cán bộ
quy định tại Điều 1 Nghị định này còn dưới 02 năm (dưới 24 tháng) công tác mới
đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác mới
thích hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được cơ quan có thẩm
quyền quyết định cho nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Trong thời gian nghỉ
công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu được thực hiện chế độ như sau:
1. Được
hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ,
phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu
lương (nếu có).
2.
Cán bộ và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ
vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được
hưởng tại khoản 1 Điều này thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức
đóng như trước khi nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.
3.
Các chế độ khác (nếu có) thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết
định nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.
4.
Trường hợp cán bộ thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô
tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị theo đề nghị của
cơ quan có thẩm quyền hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác trước
khi nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu để bố trí xe đưa đón.
Điều
5. Nguồn kinh phí
Kinh
phí giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này do ngân sách
nhà nước cấp.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1.
Nghị định này có hiệu 1ực thi hành kê từ ngày 01 tháng 8 năm 2010 .
Chế độ,
chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010 .
2.
Cán bộ áp dụng chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này thì không áp dụng
chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm
2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Điều
7. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Đối
với cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và cấp xã:
a) Cơ quan quản lý cán bộ thực hiện các công việc sau:
Lập
danh sách những người được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định
này và dự toán kinh phí giải quyết đối với từng đối tượng gửi bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thực
hiện chi trả chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với đối tượng được
hưởng;
b) Bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp
danh sách những người được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định
này và dự toán kinh phí giải quyết cho từng đối tượng gửi Bộ Tài chính để giải
quyết theo thẩm quyền; đồng thời gửi Bộ Nội vụ để theo dõỉ, tổng hợp báo cáo
Chính phủ;
c) Bộ
Tài chính thẩm tra về việc tính toán chế độ, chính sách, dự toán kinh phí và cấp
kinh phí thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này;
d) Cơ
quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với
các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định tại
Nghị định này.
2. Đối
với cán bộ thuộc các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức chính trị -
xã hội thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và theo hướng
dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội.
3. Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với cán bộ thuộc phạm
vi quản lý.