Những mốc lịch sử của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng

                                                                                                  

                                                                                          (Tiếp theo kỳ trước)

7. Đại hội VI

+ Đại hội VI của Đảng tiến hành từ ngày 15 đến 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội, với sự tham gia của 1.129 đại biểu.

+ Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá V, trong đó xác định đường lối đổi mới đất nước.

+ Đại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được từ Đại hội V, đồng thời chỉ rõ tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt: sản xuất tăng chậm, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; có mặt gay gắt hơn, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố, đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi và có nơi nghiêm trọng.

+ Đại hội nghiêm khắc chỉ ra nguyên nhân chủ quan của tình trạng trên là những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước.

+ Đại hội khẳng định những sai lầm và khuyết điểm trong lĩnh vực kinh tế xã hội, bắt nguồn từ những khuyết điểm trong công tác tư tưởng; tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.

+ Tại Đại hội VI, Đảng ta đã rút ta những bài học kinh nghiệm quý báu sau:

- Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

- Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

- Phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong tình hình điều kiện mới.

- Phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Đại hội đã bầu 124 uỷ viên chính thức và 49 uỷ viên dự khuyết vào Ban Chấp hành Trung ương.

8. Đại hội VII

+ Đại hội VII tiến hành từ ngày 24 đến 27 tháng 6 năm 1991 tại Hà Nội, có 1.176 đại biểu tham dự.

+ Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000.

+ Cương lĩnh 1991 xác định:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

- Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

- Xác định nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng.

- Xác định Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ năng lực lãnh đạo.

+ Đại hội thông qua điều lệ Đảng (sửa đổi) và bầu 146 uỷ viên (Điều lệ Đảng thông qua việc bỏ uỷ viên dự khuyết Trung ương).

9. Đại hội VIII

+ Đại hội VIII tiến hành từ ngày 28 tháng 6 đến 11 tháng 7 năm 1996 tại Hà Nội, có 1.196 đại biểu tham dự.

+ Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, trong đó tổng kết 10 năm đổi mới đất nước và rút ra một số bài học chủ yếu sau:

- Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

- Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc.

- Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

+ Báo cáo chính trị xác định: Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới với các nội dung:

- Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng;

- Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên;

- Củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ;

- Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng;

- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng;

- Đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng.

+ Đại hội thông qua Điều lệ Đảng (sửa đổi, trong đó không thành lập Ban Bí thư, lập Thường vụ Bộ Chính trị).

+ Đại hội bầu 170 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII.

* Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 (Khóa VIII) đã ra Nghị quyết về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (Khóa VIII) đã đề ra nhiệm vụ “Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình”.

10. Đại hội IX

+ Đại hội IX tiến hành từ ngày 19 đến 22 tháng 4 năm 2001 tại Hà Nội, có 1.168 đại biểu tham dự.

+ Đại hội thông qua Báo cáo chính trị với chủ đề: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Đại hội khẳng định, toàn Đảng tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng” với các công tác quan trọng sau:

- Giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.

- Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ;

- Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng;

- Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

+ Đại hội thông qua Điều lệ Đảng (sửa đổi) với điểm mới là thành lập lại Ban Bí thư Trung ương Đảng.

+ Đại hội bầu 150 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá IX.

11. Đại hội X

+ Đại hội X tiến hành từ ngày 18 đến 25 tháng 04 năm 2006 tại Hà Nội, có 1.176 đại biểu thay mặt cho 3,1 triệu đảng viên tham dự.

+ Đại hội thông qua Báo cáo chính trị với chủ đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

+ Báo cáo chính trị tổng kết 20 năm đổi mới đất nước và rút ra một số bài học lớn:

- Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Ba là, đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân xuất phát từ thực tiễn nhạy bén với cái mới.

- Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

- Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

+ Đại hội thông qua Báo cáo xây dựng Đảng:

Báo cáo xây dựng Đảng khái quát một số nét về tình hình đảng; về công tác xây dựng Đảng và rút ra 6 bài học kinh nghiệm.

+ Báo cáo xây dựng Đảng đề ra những nhiệm vụ và giải pháp lớn:

- Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, hoàn thiện đường lối đổi mới và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện;

- Tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng;

- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí;

- Đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảngcủa hệ thống chính trị;

- Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên;

- Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát;

- Xây dựng và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân;

- Đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng.

+ Đại hội thông qua Điều lệ (sửa đổi) của Đảng với các điểm mới:

- Xác định rõ bản chất của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

- Cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.

- Quy định sinh hoạt định kỳ của đảng bộ cơ sở.

- Quy định uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

...

+ Đại hội bầu 160 uỷ viên chính thức và 21 uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khoá X.

                                                                 

                                                         TẠP CHÍ XÂY DỰNG ĐẢNG

(Kỳ sau đăng tiếp)

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất