Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Nhận thức rõ vai trò “nòng cốt” của từng đảng viên, từng chi bộ góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, các cấp ủy đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều giải pháp xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở, nhất là việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các chi bộ.
Cùng với việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tỉnh đã xây dựng chương trình hành động cụ thể, trong đó tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, khâu đột phá, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
Trong 2 năm gần đây, tại nhiều chi bộ nông thôn trên địa bàn huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) không kết nạp được đảng viên hoặc không đạt chỉ tiêu đề ra. Nhằm khắc phục tình trạng này, Huyện ủy Yên Lạc triển khai nhiều giải pháp nhằm gỡ khó cho các chi bộ nông thôn; đồng thời chú trọng việc kiểm tra, rà soát, nâng cao chất lượng đảng viên.
Kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy, chính quyền, đồng thời theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị chính đáng của nhân dân của các cơ quan nhà nước nhằm giải quyết những vướng mắc ngay tại cơ sở, theo đúng thẩm quyền, phân cấp là chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thời gian qua.
Ngay sau đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng. Qua đó, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, tăng cường kỷ luật, giữ gìn kỷ cương trong Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong số 19 quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dự án đầu tư tại Vĩnh Phúc, Hàn Quốc có số dự án, tổng vốn đầu tư lớn nhất với 213 dự án, tổng vốn đầu tư 2,37 tỷ USD. Với việc luôn chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Việt Nam, sản xuất - kinh doanh hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, các nhà đầu tư và doanh nghiệp Hàn Quốc đang là một trong những đối tác quan trọng để Vĩnh Phúc chào đón và ngày càng thắt chặt mối quan hệ hợp tác.
Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xác định là tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội. Nếu làm tốt nhiệm vụ này sẽ tạo được sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, sớm đưa nghị quyết đi vào cuộc sống. Nhận thức được điều đó, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy triển khai nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, sớm phổ biến kết quả, Nghị quyết Đại hội đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII đặt ra là: “Phấn đấu đến năm 2025, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I”. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh tập trung triển khai quyết liệt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) để tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước.
Với vị trí địa lý thuận lợi, các cơ chế, chính sách thông thoáng, những năm qua, Vĩnh Phúc tiếp tục là một trong những tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư, có ngành công nghiệp phát triển, đứng thứ 12 về tỷ lệ doanh nghiệp trên bình quân đầu người và nằm trong Top 20 tỉnh, thành phố có số doanh nghiệp lớn nhất cả nước.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước, đạt mức 80-85 triệu đồng; kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề để tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh sẽ tập trung thực hiện bốn nhiệm vụ trọng tâm và ba khâu đột phá.