1. Khu vực miền Bắc.
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba tại các tỉnh phía Bắc đã thống nhất số lượng, cơ cấu đại biểu tham gia ứng cử ĐBQH và HĐND tỉnh, thành phố.
Tại Hà Giang, hội nghị hiệp thương lần thứ ba thống nhất đề cử 8 người tham gia ứng cử ĐBQH, trong đó 1 người dưới 35 tuổi, 2 nữ, 100% là người dân tộc thiểu số; 92% có trình độ đại học, trên đại học.
Hội nghị thống nhất đề cử 84 người tham gia ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI có độ tuổi trung bình là 45, tỷ lệ nữ chiếm 34%, người dân tộc thiểu số 77,3%, dưới 35 tuổi 21,4%, người ngoài Đảng 8,3%. Đại biểu tái cử ở Hà Giang chiếm 20,2%.
Điện Biên, danh sách chính thức có 8 người ứng cử ĐBQH, trong đó nữ chiếm 50%, người dân tộc thiểu số 75%; đảng viên chiếm 75%; trình độ đại học và sau đại học chiếm 87,5%.
Yên Bái danh sách ứng cử ĐBQH là 8 người và 91 người ứng cử đại biểu HÐND tỉnh. Yên Bái có 16 đơn vị bầu cử, đại biểu HÐND tỉnh được bầu là 59 người.
Lai Châu 8 người ứng cử ĐBQH; 100% ứng cử viên là người dân tộc thiểu số, đạt các tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH và đều nhận được 100% số phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú. Số người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII là 76.
Sơn La thống nhất danh sách chính thức 11 người ứng cử ĐBQH. Hội nghị thông qua danh sách 110 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh.
Bắc Kạn 8 người tham gia ứng cử ĐBQH, tỷ lệ nữ đạt 37,5%, người dân tộc thiểu số là 75%. Người trẻ nhất 34 tuổi, cao nhất 56 tuổi. Hội nghị thống nhất ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh 78 người để bầu chọn 50 đại biểu, trong đó nữ chiếm 35,8%, dưới 35 tuổi 8%.
Tuyên Quang danh sách chính thức 7 người ứng cử ĐBQH, trong đó 4 nữ, 4 dân tộc thiểu số, 1 người tái cử, 1 người ngoài Đảng, 4 người dưới 35 tuổi, 2 người từ 35 đến 46 tuổi, 1 người trên 50 tuổi. 100% đại biểu ứng cử có trình đại học trở lên. Ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khoá XVII là 86 người, trong đó 55 người dân tộc thiểu số.
Phú Thọ thống nhất danh sách 8 người ứng cử ĐBQH (chưa tính 3 người do Trung ương giới thiệu) và 119 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa. Số ĐBQH khóa XIII tỉnh Phú Thọ được bầu là 7; đại biểu HĐND tỉnh là 77 người.
Hòa Bình danh sách chính thức 8 người ứng cử ĐBQH (chưa kể 2 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu) để bầu 6 đại biểu, trong đó có 3 nữ, 3 người ngoài Đảng, 5 người dân tộc thiểu số, 1 người tái cử.
TP.Hà Nội công bố danh sách chính thức 40 người ứng cử ĐBQH khóa XIII, trong đó 10% người tự ứng cử, 15% đại biểu ngoài Đảng, 15% đại biểu tái cử và đại biểu trẻ tuổi là 15%.
TP. Hải Phòng danh sách chính thức gồm 95 người ứng cử đại biểu HÐND thành phố khóa XIV (1 người tự ứng cử).
Hưng Yên nhất trí đưa 79 người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khoá XV, trong đó có 1 người tự ứng cử. Các ứng cử viên đều được cử tri tín nhiệm cao với 100% số phiếu tán thành. Nam Định, chốt danh sách ứng cử viên ĐBQH là 12 người và đại biểu HĐND tỉnh là 107 người. Về cơ cấu ĐBQH, tỷ lệ nữ đạt 50%; người ngoài Đảng 16,6%; người trẻ tuổi 25%; người Công giáo 8,3%. 100% ứng cử viên có trình độ đại học và sau đại học. Đại biểu HĐND tỉnh là nữ chiếm 40%; người ngoài Đảng chiếm 16,8%; người trẻ tuổi chiếm 23,3%; người Công giáo chiếm 6,5%; người tốt nghiệp đại học và sau đại học chiếm 85%.
Thái Bình giới thiệu 12 người ứng cử ĐBQH và 99 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh để bầu 9 người làm ĐBQH khóa XIII và 67 người làm đại biểu HĐND tỉnh.
Ninh Bình thông qua danh sách chính thức 8 người tham gia ứng cử ĐBQH.
Bắc Ninh chốt danh sách chính thức 8 người ứng cử ĐBQH và 79 người tham gia ứng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011-2016.
Bắc Giang danh sách chính thức 10 người ứng cử ĐBQH, trong đó nữ chiếm 40%, người dân tộc thiểu số 20%, tuổi trẻ chiếm 40% và người ngoài Đảng 20%. Ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII là 127, trong đó nữ 42,51%, người dân tộc thiểu số 22,04%, tuổi trẻ 21,25%, tôn giáo 3,95% và người ngoài Đảng 18,11%.
2. Khu vực miền Trung.
Nhiều tỉnh trong khu vực đã tiến hành hội nghị hiệp thương lần thứ ba để thống nhất danh sách ứng cử ĐBQH khóa XIII và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Tại Quảng Trị đã thống nhất chốt danh sách 8 người ứng cử ĐBQH (chưa kể 2 người do Trung ương giới thiệu về ứng cử tại địa phương), trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 25%, nữ trẻ tuổi và người ngoài Đảng cùng có tỷ lệ 12,5%, đại biểu tái cử 25%. Hội nghị nhất trí lập danh sách 84 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh để bầu 50 đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Quảng Ngãi lập danh sách chính thức 8 người ứng cử ĐBQH khoá XIII của tỉnh và danh sách người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh gồm 94 người, trong đó nữ có 22,3%, người trẻ 9,6%, dân tộc thiểu số 10,6%, ngoài Đảng 8,5%.
Bình Định, 100 % đại biểu tham dự đã nhất trí tán thành lập danh sách chính thức ứng cử viên ĐBQH gồm 11 người (không kể 3 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu). Đối với ứng cử viên HĐND tỉnh 95 người để bầu 59 đại biểu. Đa số ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh được cử tri tín nhiệm 100 %.
Phú Yên giới thiệu 8 người đang công tác và cư trú tại địa phương ra ứng cử ĐBQH. Các ứng viên đều có trình độ đại học trở lên và đã được cử tri nơi cư trú tín nhiệm 100%. Trong đó nữ chiếm 37,5%, dưới 40 tuổi chiếm 25%.
Khánh Hòa đã lựa chọn và lập danh sách chính thức 84 ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh để bầu là 53 người. 100% ứng cử viên được cử tri tín nhiệm cao, đủ tiêu chuẩn, điều kiện ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. Khánh Hòa có 14 đơn vị bầu cử HĐND tỉnh.
TP.Đà Nẵng, 100% đại biểu tham gia hội nghị hiệp thương lần ba đã biểu quyết danh sách chính thức gồm 10 người ứng cử ĐBQH, trong đó có 2 đại biểu của Trung ương giới thiệu.
3. Khu vực Tây Nguyên.
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba đã chốt danh sách chính thức về các ứng viên ứng cử ĐBQH và HĐND tỉnh.
Tại Lâm Đồng được bầu 7 ĐBQH khóa XIII. Hội nghị hiệp thương lần ba đã thống nhất danh sách chính thức có 11 ứng cử viên, trong đó có 3 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu. Danh sách ứng cử viên HĐND tỉnh được thông qua là 107 người để bầu 73 đại biểu.
Kon Tum lập danh sách chính thức 8 ứng cử viên ĐBQH và 74 ứng cử đại biểu HĐND tỉnh để bầu lấy 50 đại biểu.
Gia Lai lập danh sách 10 ứng cử viên ĐBQH (cùng với 3 người do Trung ương giới thiệu) để bầu ra 7 và 121 người tham gia ứng cử đại biểu HĐND tỉnh để bầu 77 đại biểu.
Đắk Nông hội nghị hiệp thương lần thứ ba đã thống nhất lập danh sách gồm 10 ứng cử viên ĐBQH, trong đó ứng cử viên người địa phương là 8 và 2 ứng cử viên Trung ương giới thiệu về.
4. Khu vực miền Nam.
Các tỉnh, thành phía Nam trong những ngày qua sôi nổi, tích cực, dân chủ để hiệp thương, thống nhất danh sách giới thiệu ứng cử viên tham gia bầu ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất danh sách 161 ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố khóa VIII để cử tri bầu ra 95 đại biểu. Trong số 161 ứng cử viên có 158 người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu và 3 người tự ứng cử. Số người trẻ là 18,01%, nữ là 28,57%, người ngoài Đảng 16,77%, có 7 ứng cử viên người dân tộc và 7 ứng cử viên theo các tôn giáo. Số ứng cử viên có trình độ đại học là 62,32% và trên đại học là 35,4%. Người ứng cử lớn tuổi nhất sinh năm 1947 và trẻ nhất sinh năm 1984 (tự ứng cử).
Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất lập danh sách chính thức 8 người ứng cử ĐBQH. Danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh chốt lại gồm 70 người để bầu ra 50 đại biểu HĐND.
Bình Dương danh sách chính thức 10 ứng cử viên ĐBQH cùng với 3 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu; danh sách ứng cử đại biểu HĐND là 93 người để bầu lấy 63. Tất cả các ứng cử viên này đều đạt 100% phiếu tín nhiệm cử tri nơi công tác và cử tri nơi làm việc.
Bến Tre thống nhất lập danh sách chính thức 8 ứng cử viên ĐBQH (chưa kể 3 ứng cử viên của Trung ương và 93 ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh (16 tái cử, 8 người ngoài Đảng; tỉ lệ nữ chiếm 31%, trẻ 16).
An Giang danh sách chính thức 13 người ứng cử ĐBQH (chưa tính 4 người do Trung ương giới thiệu) và 115 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. 100% cử tri nơi cư trú tín nhiệm giới thiệu các đại biểu tham gia ứng cử ĐBQH và HĐND.
Vĩnh Long trong số 8 ứng cử viên ĐBQH của tỉnh có 5 nữ (62,5%), 7 người có trình độ từ đại học trở lên, 3 là người ngoài Đảng, 1 tái cử. Đại biểu HĐND trong số 76 người có 27 nữ (35,52%), 11 trẻ (14,47%), 8 người ngoài Đảng (10,52%), có 5 đại biểu của các tổ chức tôn giáo.
Ðồng Nai, 100% số đại biểu biểu quyết thống nhất giới thiệu danh sách người ứng cử ĐBQH là 15 người (trong đó 1 người tự ứng cử) và 134 người ứng cử đại biểu HÐND tỉnh.
Sóc Trăng thống nhất giới thiệu 10 ứng cử viên của tỉnh để bầu ĐBQH, trong đó trẻ tuổi chiếm 40%, người dân tộc thiểu số chiếm 30%, nữ chiếm 70%, người ngoài Đảng chiếm 30% và thuộc các tôn giáo chiếm 10%. Ở cấp HĐND tỉnh, biểu quyết danh sách 77 ứng cử viên, trong đó tỷ lệ trẻ tuổi dưới 35 có 15,59%, ứng cử viên là người dân tộc chiếm 25,06%, nữ chiếm 33,76%, tôn giáo chiếm 3,89% và người ngoài Đảng chiếm 10,28%.
Bình Thuận, 8 người ứng cử ĐBQH, trong đó có 4 nữ và 1 người dân tộc thiểu số. Hội nghị cũng đã thảo luận, lập danh sách chính thức 88 người ứng cử đại biểu HÐND tỉnh.
Đồng Tháp, danh sách chính thức đối với 10 ứng cử viên ĐBQH (chưa kể 3 người do Trung ương giới thiệu).
Kiên Giang danh sách chính thức ứng cử ĐBQH có 11 người, trong đó có 4 nữ, 3 dân tộc Khmer, người trẻ tuổi nhất sinh năm 1975, người cao tuổi nhất sinh năm 1929.
Cần Thơ lập danh sách chính thức còn 11 ứng cử viên ĐBQH để bầu 7 đại biểu, kể cả 3 ứng cử viên Trung ương giới thiệu và 76 ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố để bầu lấy 54 đại biểu.
Cà Mau lập danh sách chính thức 8 người ứng cử ĐBQH, trong đó có 3 đại biểu nữ, 2 người ngoài Đảng và 4 người dưới 40 tuổi. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba đã thỏa thuận, lập danh sách chính thức 85 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh.
5. Khối các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.
Qua hội nghị hiệp thương lần thứ hai và tình hình, kết quả lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, Hội nghị hiệp thương lần thứ ba đã nhất trí thông qua danh sách 182 ứng cử viên ĐBQH khóa XIII của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương, giảm 1 người so với con số 183 ứng cử viên sau khi kết thúc Hội nghị hiệp thương lần thứ hai.