Bác Hồ từng khẳng định: “Cán bộ bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(1)
Tình trạng tham ô, lãng phí, tiêu cực và tham nhũng tại Việt Nam diễn ra trong nhiều thập niên qua, xảy trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ở tất cả các ngành, các cấp. Tham nhũng, lãng phí đã gây ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và làm giảm niền tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912 quê ở thôn Cẩm Giàng, Đồng Nguyên, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Là hậu duệ của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm ngay tại quê hương mình.
Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư thứ tư của Đảng, nhà chính trị tài năng, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, của cách mạng Việt Nam. Đồng chí là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự phê bình và phê bình, có đóng góp quan trọng trong việc vạch ra chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.
Từ nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ, rất cần có cách thức, phương pháp kiểm soát quyền lực của người đứng đầu trong công tác cán bộ như: kiểm tra, giám sát; công khai, minh bạch; phát huy dân chủ; cạnh tranh lành mạnh; kiểm soát xung đột lợi ích; báo cáo, giải trình; truy cứu trách nhiệm và xử lý kỷ luật…
Kể từ ngày ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam có sự vươn lên và phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước. Trải qua chặng đường lịch sử 97 năm, chúng ta tự hào có một nền báo chí cách mạng được xây đắp nên bởi những người làm nghề chính trực, đầy trách nhiệm và tinh thần cống hiến. Họ hằng ngày, hằng giờ âm thầm dấn thân với nghề, vì đất nước, vì nhân dân, vì lẽ phải, góp phần xây dựng một nền báo chí vì con người và tôn trọng con người.
Thực hiện tốt cơ chế kiểm soát quyền lực đối với ban thường vụ tỉnh, thành ủy (BTVTU) trực thuộc Trung ương là một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay. Điều này giúp cho các BTVTU, các đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền lực, sử dụng quyền lực không đầy đủ, không đúng mục đích; bảo đảm cho quyền lực được thực thi có hiệu quả. Đồng thời là cơ sở quan trọng nhất để các BTVTU nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Quyết định thành lập và quy định rõ về thành phần, cơ cấu tổ chức, bộ máy, quyền hạn, chức trách, chế độ làm việc của ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh tạo ra sự đồng bộ, thống nhất với các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, đặc biệt là các quy định khác Đảng ta ban hành trong mấy năm gần đây liên quan đến tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời tạo sự thông suốt từ Trung ương tới địa phương sẽ khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", tạo hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa (XHCN) của đoàn viên thanh niên trong Quân đội là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo lập một môi trường sống tốt đẹp, lành mạnh, hài hoà, hướng người cán bộ, chiến sỹ vươn tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Qua đó củng cố, xây dựng những mối quan hệ quân nhân tốt đẹp, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; tạo ra sức đề kháng, khả năng tự bảo vệ trước những tác động tiêu cực, sự xâm nhập của các luồng văn hoá xấu độc, thiếu lành mạnh vào các đơn vị trong Quân đội hiện nay.