Xây dựng Đảng về đạo đức trong điều kiện hiện nay

Sau 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những yêu cầu, thách thức mới trong bối cảnh hiện nay đang đặt ra trọng trách lớn hơn đối với Đảng. Để xây dựng Đảng vững mạnh, luôn đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn các nội dung xây dựng Đảng, trong đó có xây dựng Đảng về đạo đức. Quan niệm xây dựng Đảng về đạo đức và các nội dung, nguyên tắc cơ bản của xây dựng Đảng về đạo đức cần được đặt trong mối quan hệ gắn liền với các mặt khác của công tác này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn hiện nay.

Đảng bộ Bộ Ngoại giao chủ động thích ứng với đại dịch COVID-19, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Mặc dù đại dịch COVID-19 gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có nhưng công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước luôn được triển khai đồng bộ, toàn diện, thắng lợi nhiều nhiệm vụ chính trị đối ngoại quan trọng trên các mặt ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc. Đảng bộ Bộ Ngoại giao chủ động thích ứng mạnh mẽ với môi trường biến chuyển nhanh chóng và bối cảnh dịch bệnh phức tạp, triển khai công tác xây dựng Đảng trong và ngoài nước hiệu quả, góp phần xây dựng Ngành Ngoại giao tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Quy định số 41-QĐ/TW tạo bước đột phá mới, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xử lý cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

Ngày 3-11-2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Đây là Quy định mới thay thế Quy định số 260-QĐ/TW, ngày 2-10-2009 của Bộ Chính trị. Phóng viên Tạp chí Xây dựng Đảng đã thực hiện phỏng vấn đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương để làm rõ hơn các nội dung quan trọng cũng như những điểm mới đáng lưu ý của Quy định số 41-QĐ/TW.

Để thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát giữa Đảng ủy Công an Trung ương với các tỉnh, thành ủy

Nhiệm kỳ 2015-2020, với sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Công an Trung ương với UBKT tỉnh ủy, thành ủy về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng ở đảng bộ công an các địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Chính sách thu hút, trọng dụng cán bộ từ trí thức trẻ qua lăng kính của một số quốc gia và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Vai trò của tầng lớp trí thức trẻ được đánh giá là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự tồn vong hay thịnh suy của một quốc gia. Nhiều nước trên thế giới không ngừng nỗ lực trong việc củng cố, phát huy tiềm năng của trí thức trẻ thông qua nhiều cơ chế, chính sách thiết thực, hiệu quả để thu hút, trọng dụng đội ngũ này vào nền công vụ, tạo lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách “trải thảm đỏ” với nhóm đối tượng này; song, việc triển khai thực hiện còn chậm và nhiều bất cập. Chính vì vậy, thông qua tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới để làm cơ sở hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, tuyển chọn, trọng dụng trí thức trẻ vào nền công vụ ở nước ta là điều cần thiết. Từ khóa: thu hút, trọng dụng; trí thức trẻ; nền công vụ; kinh nghiệm quốc tế.

Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[1]. Thấm nhuần quan điểm đó, trong quá trình lãnh đạo xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ và xác định đây là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng và chế độ; là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần khẳng định, “Công tác cán bộ qua thực tiễn ngày càng thấy quan trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt”[2]. Hơn 90 năm qua, kể từ ngày có Đảng, nhất là sau 35 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành và phát triển toàn diện, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử để đất nước có được vị thế và cơ đồ như ngày nay.

Đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” với các thủ đoạn tinh vi nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc hệ trọng của Đảng và Nhà nước, do đó phải được tiến hành một cách khoa học, thận trọng, thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới chính là đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững của đất nước góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực thực tiễn, chuyên môn sâu và có đạo đức cách mạng trong sáng, hết lòng phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây chính là chủ trương quan trọng, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong suốt tiến trình cách mạng, nhất là trong 35 năm đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. 

Mới nhất

Xem nhiều nhất