Phó
Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh với các đại biểu doanh nhân tiêu biểu Việt
Nam được tặng Cúp Bông hồng vàng năm 2016 (Ảnh: TTXVN)
Lịch
sử với nhiều ghi nhận
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định
vai trò và những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trên các lĩnh vực trong
các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Từ ngàn xưa, vai trò của người Mẹ,
người phụ nữ đã được tôn trọng, đề cao trong xã hội Việt Nam.
Theo tiến trình lịch sử, từ xa xưa Việt
Nam đã xuất hiện những nữ tướng lãnh đạo lừng lẫy, những nữ anh hùng của dân tộc,
có công lớn trong việc gìn giữ chủ quyền, độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển
đất nước, như Hai Bà Trưng, Lê Chân, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị
Minh Khai, Nguyễn Thị Định... Họ là những đại diện cho trí tuệ, bản lĩnh, lòng
yêu nước nồng nàn và phẩm giá cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm
dành cho công tác bình đẳng giới những ưu tiên nhất định. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn quan tâm tới vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ vào tạo điều
kiện để phụ nữ được tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong các văn kiện thành lập Ðảng tháng
2-1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một chủ trương lớn về “thực hiện nam nữ
bình quyền”. Trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hiến
pháp năm 1946, tại Điều 9 đã đề cập thẳng đến quyền bình đẳng nam nữ: “Đàn bà
ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”. Ðiều đó chứng tỏ, ngay từ khi thành lập Ðảng,
vấn đề bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ đã được Bác Hồ và Ðảng ta hết sức
coi trọng trong xây dựng đường lối cách mạng. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã
thực hiện nhiều bước đột phá về nhận thức và hành động, từ đó đạt được nhiều
thành tựu quan trọng về bình đẳng giới.
Bác từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt
Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Trong bản Di chúc, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm
đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ
cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm
nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ
thì phải cố gắng vươn lên”.
Bởi vậy, trong các cuộc kháng chiến thống
nhất đất nước, người phụ nữ Việt Nam luôn phát huy vai trò to lớn của mình
trong tham gia lao động sản xuất, là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến cũng
như trực tiếp cầm súng chiến đấu. Họ là những nhân tố tích cực nhất trong các
phong trào thi đua cứu nước. Hàng vạn nữ thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi
thanh xuân của mình cho nền độc lập của đất nước.
Những
thành tựu về bình đẳng cho nữ giới
Bước chân vào thời kỳ đổi mới, xây dựng
và phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Đảng và Nhà nước tiếp tục thể hiện
sự quan tâm đến việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới và sự phát triển
của phụ nữ, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp tạo điều kiện
cho phụ nữ tiến bộ và tạo được bình đẳng. Và vấn đề này đã được thể chế hóa
thành các văn bản luật như Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình năm 2007 hay ban hành các chương trình hành động như: Chương trình
hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020, Chương trình hành động
quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020... để bảo đảm quyền lợi
cho người phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, y tế
và ngay chính trong nội tại các gia đình.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong
việc cải thiện chính sách, tạo môi trường bình đẳng cho phụ nữ, nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là ở
các lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... Nổi bật là tỷ lệ
nữ tham gia chính trị tại tất cả các cấp đã có chuyển biến tích cực. Theo đó, quyền
của phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị được coi là nhân tố tiêu biểu
nhất trong các điểm sáng về bình đẳng giới của Việt Nam với các điều luật được quy
định đầy đủ tại Hiến pháp 2013 (Điều
7, 16, 26, 27); Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới; Luật Bầu cử; Luật Bình đẳng Giới (Điều 11); Luật Lao động 2019…
Theo đó, tỷ lệ nữ giới đại diện trong cơ
quan lập pháp của Việt Nam ngày càng tăng và có thứ hạng cao nhất trong khu vực
nói riêng và trên thế giới nói chung. Ngày càng nhiều phụ nữ giữ cương vị lãnh
đạo, quản lý cao và có vai trò trong lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trong giai đoạn từ năm 1975-1976, số
lượng đại biểu Quốc hội nữ đạt mức cao nhất là 32% (khóa V), đến khóa XIII
(2011-2016), tỷ lệ đã giảm còn 24,4% trong năm 2011, đến khóa XIV (2016-2021),
số lượng có dấu hiệu tăng trở lại với mức 27,01% (131 đại biểu nữ/485 đại biểu),
với 41 đại biểu nữ là người dân tộc thiểu số, bằng 32,30% tổng số đại biểu
nữ. Tỷ lệ này được đánh giá cao hơn mức trung bình 23,4% toàn cầu và 18,6% của
châu Á, được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng đứng thứ 97/144 quốc gia về tỷ
lệ nữ tham gia chính trị, là 1 trong mười quốc gia thực hiện tốt nhất trên toàn
thế giới ở mục tiêu số 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và
trẻ em gái, nâng cao trình độ học vấn của trẻ em gái và tăng cường sự tham gia
của phụ nữ trong lực lượng lao động.
Tỷ lệ nữ ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên
BCH Trung ương Đảng tăng trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp. Lần đầu tiên,
chúng ta có nữ Chủ tịch Quốc hội và có 3 ủy viên Bộ Chính trị là nữ; 13/30 bộ,
cơ quan ngang bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ có thứ trưởng là nữ. Ở cấp tỉnh
có 7 bí thư, 14 phó bí thư, 8 chủ tịch, 31 phó chủ tịch HĐND, 18 phó chủ tịch
UBND cùng nhiều nữ cán bộ đảm nhiệm các vị trí trọng trách ở các cơ quan Trung
ương và địa phương. Ở các địa phương, nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ chốt ở các cấp,
các ngành, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng.
Với chủ trương bình đẳng giới, trong thời
kỳ đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến việc
mở rộng cơ chế chính sách khuyến khích các nữ doanh nhân làm chủ doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp dân doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) trên toàn bộ các tỉnh, thành phố từ năm 2011 đến nay, doanh nghiệp
do phụ nữ làm chủ có xu hướng gia tăng theo thời gian. Tỷ lệ doanh nghiệp do nữ
làm chủ tăng từ 4% năm 2009, đến tháng 9-2019, toàn quốc có 285.689 doanh nghiệp
do phụ nữ làm chủ, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp cả nước. Dẫu vậy, con số này
cách xa mục tiêu, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35%
trở lên vào năm 2020.
Tuy nhiên, nhìn vào khu vực châu Á, tỷ lệ
phụ nữ tham gia trong ban lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp của Việt Nam lại
thuộc nhóm khá cao trên thế giới, khi đứng thứ hai châu Á với tỷ lệ khoảng 36%,
chỉ sau Phi-lí-pin. Nữ doanh nhân là người dân tộc thiểu số tăng, đặc biệt
trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân vai trò của phụ nữ
dân tộc thiểu số được phát huy.
Bình đẳng giới trong lao động cũng đạt
được nhiều kết quả khả quan. Cũng theo báo cáo của VCCI, hiện có khoảng 45,6% lực
lượng lao động xã hội là phụ nữ. Số lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài,
được hỗ trợ việc làm trong nước liên tục tăng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
lên đến 73% trong tổng số phụ nữ trong độ tuổi lao động, với tỷ lệ thất nghiệp
của lao động nữ rơi vào khoảng là 1,85% (2017). Như vậy, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam
hiện đang đi làm nhiều hơn hẳn so với phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, các mô hình hỗ trợ học nghề,
giải quyết việc làm cho lao động nữ ở khu vực nông thôn, miền núi, lao động nữ
di cư tiếp tục phát huy hiệu quả. Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số năm
2019, toàn quốc có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang
đi học. Tỉ lệ này của nữ cao hơn so với nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%. Tính
đến năm 2019, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam biết chữ là 94,6%, tiến tới năm 2020, tỷ lệ biết chữ của phụ nữ
đạt 98%. Trong 20 năm qua, tỉ lệ biết đọc, biết viết của nữ tăng 7,7%; khoảng cách chênh lệch về tỉ lệ biết đọc, biết viết giữa nam và nữ được
thu hẹp đáng kể. Tỉ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị
là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.
Đặc biệt, trong những năm vừa qua, tại
các đấu trường thể thao lớn của khu vực và thế giới, các vận động viên (VĐV) nữ của
Việt Nam làm rạng danh dân tộc với nhiều tấm huy chương danh giá, đại diện cho
hình ảnh người phụ nữ kiên cường, mạnh mẽ như hình ảnh VĐV bơi lội Nguyễn Thị
Ánh Viên giành được 6 HCV và trở thành VĐV xuất sắc nhất SEA Games 30 tại Phi-lí-pin; đội tuyển nữ bóng đá Việt Nam bảo vệ thành công tấm Huy chương Vàng lần thứ 6
tại SEA Games 30 hay nữ VĐV Taekwondo Trần
Hiếu Ngân, người dành tấm Huy chương Bạc đầu tiên cho Việt Nam tại đấu trường Ô-lym-píc...
Nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt
Nam đã được quốc tế ghi nhận, theo xếp hạng năm 2018 của Liên hiệp quốc về chỉ số
bất bình đẳng giới, Việt Nam đứng thứ 68
trong 162 quốc gia được xếp hạng về bình đẳng giới. Theo chỉ số khoảng
cách giới tính toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 17-12-2019,
Việt Nam đứng thứ 87/153 quốc gia được xếp hạng về bình đẳng giới. Con số
này thụt giảm 10 bậc so với năm 2018.
WEF ghi nhận Việt Nam đã cải thiện được
chỉ số về Cơ hội và sự tham gia vào các hoạt động kinh tế của nữ giới. Đặc biệt,
khoảng 45% thu nhập trong nền kinh tế Việt Nam thuộc về phụ nữ, đây là mức cao
nhất trong thống kê năm nay. Tuy nhiên, Việt Nam còn phải làm rất nhiều để cải
thiện sự mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ lệ giới tính khi sinh ở Việt Nam là 89 bé gái/100 bé trai. Việt Nam
có sự suy giảm về chỉ số bình đẳng giới. Tuy nhiên, Việt Nam đang thể hiện sự
thu hẹp khoảng cách giới về mặt chuyên môn đặc biệt trong nhóm các công
nhân kỹ thuật và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Tiếp
tục còn đó những rào cản và thách thức
Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng
và Nhà nước dành sự ưu tiên đặc biệt. Những nỗ lực trong việc thực hiện bình đẳng
giới của Việt Nam đã mang lại nhiều thành tựu to lớn được cộng đồng quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại,
hạn chế, cần sự vào cuộc của chính quyền, sự tham gia của toàn dân để khắc phục.
Việc yêu cầu quyền bình đẳng 100% là điều
không thể bởi tính đặc thù riêng của 2 giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần
nhìn thẳng trực diện vào nỗ lực kéo dần khoảng cách giữa nam và nữ, đặc biệt
trong các vấn đề liên quan đến quyền cá nhân. Bản thân người phụ nữ luôn gặp phải
những rào cản trực tiếp từ nhiều mặt, ảnh hưởng tới quá trình công tác, sinh sống
của mỗi cá nhân. Ví dự như rào cản về mặt thể chế với sự khác biệt chỉ rõ trong
độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ theo quy định trong Bộ luật Lao động. Mặc dù Quốc
hội đã thông qua Luật Lao động sửa đổi, tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ
là 60, tuy nhiên, xét về mặt thể trạng và điều kiện cá nhân, phụ nữ vẫn có thời
gian làm việc ngắn hơn, cũng như sẽ có ít thời gian hơn để thăng tiến trong
công việc so với các đồng nghiệp là nam giới. Với thiên chức làm mẹ, người phụ
nữ cũng gặp nhiều vấn đề hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như những
khó khăn về quỹ thời gian và sức khỏe, khó khăn trong việc phấn đấu để đạt được
các mục tiêu cao trong công việc và hạnh phúc gia đình…
Tại nhiều gia đình Việt Nam từ xưa đến
nay luôn quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” – đàn ông chính là trụ cột
gia đình, còn phụ nữ giữ trọng trách sinh con, đẻ cái, chăm sóc việc nội trợ, lo
liệu cho gia đình... Chính vì suy nghĩ ấy mà nhiều người phụ nữ suy nghĩ mình cần
làm tròn vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình, hy sinh mọi thứ để người
chồng có thể phát triển và xây dựng sự nghiệp. Điều ấy tạo nên những “rào cản”
vô hình ngăn cách phụ nữ được bình đẳng, được tự tin khẳng định bản thân và
phát triển tài năng của chính mình.
Nhìn thẳng vào thực tiễn, tính đến tháng
6-2019, tình hình thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới chỉ có 8 chỉ
tiêu thống kê đã tiệm cận đạt, đạt và vượt so với yêu cầu của Chiến lược quốc
gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
Ngay trong việc thực hiện quyền của phụ
nữ tham gia vào các hoạt động chính trị ở cấp địa phương còn có nhiều điểm hạn
chế. Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 ở cấp xã chỉ đạt 19,69%;
cấp huyện chỉ đạt 14,3%; cấp tỉnh chỉ đạt 13,3%. Nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV
đạt 131 người (tỷ lệ 27,01%) nhưng vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu của Chiến
lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra. Chỉ có 13,7% nữ
đại biểu tham gia giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan của Quốc hội
và chủ yếu tập trung vào các cơ quan văn hóa - xã hội, thiếu vắng phụ nữ trong
các cơ quan Quốc hội về kinh tế, đối ngoại, tài chính, pháp luật... Tỷ lệ phụ nữ
tham gia đại biểu HĐND cấp xã đạt 26,59%; cấp huyện đạt 27,85%; cấp tỉnh đạt
26,54%; nhiều tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 5%,
trong đó phần lớn là các tỉnh, thành phố phía bắc. Chưa tính đến việc, tỷ lệ phụ
nữ dân tộc thiểu số tham gia các vị trí lãnh đạo các cấp còn ít, tỷ lệ nghèo của
đồng bào dân tộc thiểu số còn cao.
Ở nước ta, mất cân bằng giới tính khi
sinh có xu hướng tiếp tục tăng và lan rộng ở cả nông thôn, thành thị, ở tất cả
các vùng, miền. Nếu không có
những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu từ
2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ.
Sự bất bình đẳng về giáo dục vẫn còn tồn
tại khi tỷ lệ học sinh nữ ở cấp tiểu học và THCS thấp hơn học sinh
nam, nhất là ở các vùng nông thôn nghèo và vùng dân tộc thiểu số. Việc tiếp cận
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu
số còn hạn chế. Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao so với một số nước trong khu vực.
Tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ
em vẫn tồn tại khá nghiêm trọng. Nhận thức về pháp luật của cán bộ và người dân
về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Chế tài thực hiện Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình chưa mạnh, chưa xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế, sự bất bình đẳng giới thể hiện rõ nét ở thị trường lao động và trong
thu nhập. Cơ hội của phụ nữ tiếp cận việc làm có thu nhập cao và các nguồn lực
kinh tế vẫn còn thấp hơn so với nam. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra e ngại khi tiếp
nhận một lao động nữ trẻ vì họ sẽ bị vướng thời gian 6 tháng nghỉ thai sản.
Theo thống kê, hiện nay nam giới chiếm
ưu thế trong kiểm soát đất đai và các tài sản giá trị cao. Hầu hết các giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được cấp mang tên chủ hộ là nam giới. Hay riêng về mặt
luật pháp, một số văn bản hướng dẫn, thể chế hóa quy định của pháp luật liên
quan đến bình đẳng giới chậm được ban hành. Việc triển khai quy định lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đánh giá việc
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thẩm định các dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật đạt kết quả chưa cao.
Với những rào cản và thách thức trên, Việt
Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cố gắng tăng cường nhận thức về bình đẳng giới, thay đổi
thái độ và tư tưởng về giới vốn là định kiến trong xã hội; thúc đẩy hợp tác quốc
tế trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là ở các nhóm yếu thế
và trong các lĩnh vực có tính chiến lược như giáo dục, y tế, việc làm.