Hậu Giang: Quyết liệt thực hiện Đề án vị trí việc làm

Tỉnh Hậu Giang xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm, điều chỉnh vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn đảm bảo tiến độ Trung ương giao, theo đúng quy định và cơ bản đáp ứng được chất lượng. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm là giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của 2 tỉnh từ 1-9-2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của 2 tỉnh Sóc Trăng, Tuyên Quang.

Giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 53 cấp xã sau sắp xếp ở các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng, Tuyên Quang

Sáng 23-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang. Các nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2024.

Nhiều vướng mắc trong xây dựng vị trí việc làm

Xây dựng vị trí việc làm được xác định là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Về mô hình tổ chức của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

​Theo quy định hiện hành của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật Thanh niên và Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam thì mô hình tổ chức của mặt trận Tổ quốc và 5 tổ chức chính trị - xã hội được thiết kế gồm có trục “dọc” và trục “ngang”.

Đề xuất chính sách hỗ trợ thêm cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sáp nhập cấp xã, huyện ở Nghệ An

Ngoài các chính sách được hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước, tỉnh Nghệ An đang lấy ý kiến để ban hành chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Quảng Ninh giảm 6 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2024

Trong giai đoạn 2023-2024, Quảng Ninh thực hiện sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã ở 5 địa phương. Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh giảm 6 đơn vị cấp xã, từ 177 xã, phường, thị trấn xuống còn 171 xã, phường, thị trấn.

Hà Nội dôi dư hơn 1.000 cán bộ sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025

Hà Nội vừa thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội dự kiến giảm từ 579 đơn vị xuống còn 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị.

Sắp xếp xã, phường vùng miền núi Đông Bắc

Thời gian qua, các tỉnh miền núi Đông Bắc đã thực hiện đồng bộ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Sau sắp xếp, các xã đã hoạt động ổn định, hiệu quả, nhân dân tin tưởng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế đặt ra, đòi hỏi phải có sự đồng bộ, tính toán kỹ lưỡng hơn để ổn định trong thời gian tới.

Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về kết quả tinh giản biên chế

Sau khi Tỉnh ủy Hậu Giang ban hành Đề án 06 thí điểm đổi mới tinh giản biên chế gắn với tuyển dụng cán bộ trẻ ngang tầm nhiệm vụ. Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có văn bản yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương nhanh chóng triển khai thực hiện hiệu quả; ấn định thời gian thực hiện các nhiệm vụ như về thành lập Ban chỉ đạo, phân công cán bộ theo dõi, thực hiện mục tiêu các đề án; thể chế hóa Đề án bằng các chính sách khuyến khích, khen thưởng, tuyên dương; sớm đề xuất nguyên tắc lựa chọn thực hiện thí điểm 20% cơ quan, đơn vị, địa phương; định mức (tỷ lệ %) tinh giản biên chế gắn với kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân hằng năm.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Mới nhất

Xem nhiều nhất