Trong bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công.(1)
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuyên ngôn độc lập đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới.Với dân tộc Việt Nam, cùng với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 trở thành một áng văn lập quốc vĩ đại, là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn về chính trị, tư tưởng, ngoại giao, văn hóa, quân sự…, khởi đầu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách đây đã tròn 45 năm. Trong Di chúc, Người nói vấn đề trước tiên là về Đảng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Đây thực chất là vấn đề văn hóa cầm quyền của Đảng mà Người hằng mong muốn Đảng ta phải làm sao có được.