Một trong những tư tưởng quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là tự phê bình và phê bình (TPB và PB) trong xây dựng Đảng. Từ các bài giảng đầu tiên cho những cán bộ cốt cán chuẩn bị Đảng ra đời (1925-1927), đến Di chúc thiêng liêng mà Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, Người luôn căn dặn: “Trong đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”1.
Khi nói đến sự thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 ở nước ta không thể không nhắc đến “Quốc dân Đại hội Tân Trào”. Người ta ví Quốc dân Đại hội Tân Trào như “Hội nghị Diên Hồng” thứ hai trong lịch sử dân tộc, đồng thời mang ý nghĩa của “một tiền Quốc hội”, xây dựng cơ sở pháp lý đầu tiên cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đây cũng là một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, tình cảm, tư tưởng của Người đối với thương binh, liệt sĩ nói riêng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”(1) .
Trong suốt cuộc đời, Bác Hồ luôn dành một phần trái tim mình cho thiếu nhi Việt Nam và các cháu nhỏ trên toàn thế giới. Tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng được thể hiện sâu sắc, phong phú, sinh động ở cả lời nói và việc làm, nhất là ở những lá thư Bác gửi cho các cháu vào dịp Tết Trung thu và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 hằng năm.