Bộ đội Biên phòng cắm bản
Bộ đội biên phòng cùng dân quân tự vệ, đại diện hộ gia đình đi kiểm tra và phát dọn đường biên, mốc giới.


Bài 1: “Thế trận biên phòng toàn dân” vùng đất “nóng”

Đồn Biên phòng Pha Long phụ trách địa bàn xã Pha Long và xã Tả Ngài Chồ thuộc huyện Mường Khương (Lào Cai), đây là điểm nóng các loại tội phạm buôn bán vận chuyển trái phép các chất ma túy, mua bán người qua biên giới... Cán bộ, chiến sĩ biên phòng không quản gian khó xây dựng địa bàn, “4 cùng” để xây dựng “thế trận biên phòng toàn dân” tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới và truy quét tội phạm, giữ bình yên cho thôn bản.

Đồn biên phòng Pha Long có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với đoạn biên giới đất liền dài 16,3 km, gồm 19 cột mốc (Mốc 150 đến Mốc 167), có cửa khẩu phụ Lồ Cô Chin (Việt Nam) - Lao Kha (Trung Quốc). Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao, rừng rậm, khí hậu khắc nghiệt, đường giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là đường mòn. Dân số có 86% là người Mông, trình độ dân trí lạc hậu, hiểu biết pháp luật hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên biên giới diễn biến phức tạp, khó lường...

Phát triển tổ chức Đảng vững mạnh

Giới thiệu về địa bàn công tác và những kết quả đạt được của đơn vị, thượng tá Phan Đức Mạnh, chính trị viên Đồn biên phòng Pha Long, cho rằng: “Đảng bộ và chị bộ ở cơ sở vững mạnh, đảng viên bản lĩnh chính trị, thì công tác lãnh đạo, chị đạo sẽ đạt kết quả cao, hoạt động của chính quyền mới hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn biên giới”.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Đảng bộ, chi bộ thôn bản, từ những năm 1999, Đảng ủy Đồn biên phòng Pha Long đã tăng cường cán bộ tham gia cấp ủy xã Pha Long và xã Tả Ngài Chồ, giới thiệu 8 cán bộ đảng viên trực tiếp xuống sinh hoạt với 8 chi bộ thôn bản yếu kém. Với sự giúp sức đắc lực, tiên phong của cán bộ biên phòng, các Đảng bộ, chi bộ dần nâng cao chất lượng hoạt động. Năm 2004, Bộ đội biên phòng đã tham mưu nâng cấp chi bộ xã Pha Long và chi bộ xã Tả Ngài Chồ thành Đảng bộ cơ sở. Thành lập 28 chi bộ mới trong đó có 24 chi bộ thôn bản độc lập; phát triển được 118 đảng viên mới. §ã tham gia củng cố kiện toàn 28/28 chi đoàn thôn bản, xóa 10 thôn bản trắng đảng viên, các tổ chức quần chúng từ trung bình yếu đến nay đã đạt khá.

Theo thượng tá Phan Đức Mạnh, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp nên công tác phát triển đảng rất khó khăn. Kẻ xấu lợi dụng lôi kéo bà con làm những việc trái pháp luật. Bộ đội biên phòng bám nắm địa bàn và tham gia sinh hoạt tại các chi bộ, phát hiện quần chúng ưu tú để bồi dưỡng kết nạp đảng. Phát triển được một đảng viên người dân tộc ở khu vực biên giới, như cắm thêm “cột mốc tiền tiêu” vững chắc giữa núi rừng đại ngàn.   

Tại trụ xã Pha Long, bí thư Đảng ủy Lê Đức Hạnh điểm qua những kết quả nổi bật của địa phương và ghi nhận những đóng góp to lớn của Bộ đội biên phòng: “Cán bộ biên phòng đã tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương từng bước xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, tập trung củng cố và nâng cao hoạt động tổ chức Đảng. Đặc biệt, thế trận biên phòng toàn dân được xây dựng vững chắc, bảo đảm an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân ổn định, nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần”.

Qua báo cáo của chính quyền xã Pha Long, xã Tả Ngài Chồ, trước năm 1999 cuộc sống của nhân dân trên địa bàn rất khó khăn, gần 80% số hộ là hộ đói, nghèo; hơn nửa dân số mù chữ và trẻ không đi học. Đến nay, trên địa bàn chỉ còn 49,1% hội nghèo, hơn 80% gia đình đạt gia đình văn hoá, 60% thôn bản đạt thôn văn hoá; có trên 90% gia đình có xe máy, ti vi, đầu thu vệ tinh, điện thoại di động; cả 3 cấp trường: Mầm non, Tiểu học, THCS và  trạm y tế của 2 xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia… góp phần xây dựng điểm sáng văn hoá biên giới.

Mỗi người dân là chiến sĩ biên phòng

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới và trấn áp các loại tội phạm, xây dựng thế trận “Biên phòng toàn dân” gắn với thế trận “An ninh nhân dân” vững mạnh là việc làm hết sức quan trọng. Bộ đội biên phòng phối với với chính quyền địa phương phát động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phong trào tự quản đường biên cột mốc, với tinh thần mỗi cán bộ, người dân là một “chiến sỹ biên phòng”.

Thời gian qua, địa bàn xã Pha Long, xã Tả Ngài Chồ đã kiện toàn 28 tổ tự quản về “An ninh trật tự”, 14 “Tổ tự quản đường biên, cột mốc” với 235 hộ dân đăng ký tham gia bảo vệ biên giới. Những hộ dân đăng ký tham gia bảo vệ biên giới là những hộ có rừng, ruộng nương ở sát biên giới, thông qua việc đi chăm sóc rừng, ruộng nương, nhân dân đã tổ chức tuần tra đoạn biên giới. Qua đó, người dân ý thức nêu cao tinh thần, trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với từng tấc đất, tấc rừng và cung cấp cho Bộ đội biên phòng nhiều nguồn tin có giá trị.

Chỉ huy Đồn Biên phòng Pha Long cho biết: “Nhờ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, lực lượng biên phòng đã triệt phá được nhiều vụ án vận chuyển và buôn bán các chất ma túy, buôn bán người qua biên giới, trộm cắp tài sản...”. Cụ thể, ngày 16/9/2015, qua phản ánh của người dân, Đội tuần tra của Đồn Biên phòng Pha Long tổ chức tuần tra mật phục tại khu vực mốc 153 + 100, phát hiện 3 đối tượng trộm cắp xe máy. Sau khi bẻ khoá xe máy, các đối tượng đang thực hiện hành vi đẩy xe ra hướng biên giới, sang Trung Quốc thì bị lực lượng của Đồn Pha Long truy đuổi, bắt giữ được một đối tượng, hai đối tượng còn lại đã bỏ chạy qua biên giới. Đối tượng bị bắt là: Đào Hải, sinh năm 1988, dân tộc Mông, Quốc tịch Trung Quốc, trú Thôn Hải Chúc, xã Kiều Đầu, huyện Hà Khẩu, khu tự trị Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Bộ đội biên phòng đã tiến hành lập biên bản phạm tội và bàn giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mường Khương thụ lý.

Chúng tôi đứng ở đồn biên phòng, nhìn xuống phía dưới cụm dân cư, thượng tá Phan Đức Mạnh nói: “Ở xã biên giới khó khăn, nằm xa trung tâm tỉnh, một trăm phần trăm dân thổ cư là đồng bào dân tộc thiểu số, mà có nhiều nhà cao tầng và biệt thự như ở đây thì hiếm thấy. Đồng bào dân tộc chăm chỉ làm ăn nên kinh tế rất khá giả, ổn định”.

Vườn đào của đồn biên phòng nở rộ, tiết trời thu se lạnh, chúng tôi được tận hưởng xuân sớm trên dải biên Pha Long. 

           Việt Hoàng

                     
 Thượng tá Trần Xuân Khánh thăm vườn quýt và hướng dẫn
 người dân phòng trừ sâu bệnh để đạt kinh tế cao.

Bài 2: Cán bộ “quân hàm xanh” giúp dân làm giàu

Tăng cường làm phó bí thư Đảng ủy xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương (Lào Cai) gần 10 năm, thượng tá Trần Xuân Khánh vẫn trang phục người lính “quân hàm xanh” đi khắm các thôn bản thăm hỏi, nắm bắt tâm tư của bà con. Người dân giành tình cảm quý mến cán bộ Khánh như người thân trong gia đình, vì anh hết lòng giúp bà con trong cuộc sống và làm kinh tế thoát nghèo.

Tung Chung Phố là xã biên giới với 9 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Mông chiếm đa số với hơn 38%, tỷ lệ hộ nghèo cao, dân trí thấp. Gần 20 năm công tác ở hầu hết các đồn biên phòng trên tuyến huyện Mường Khương, năm 2007, thượng tá Trần Xuân Khánh được điều động về làm phó bí thư thường trực xã Tung Chung Phố. Dù đã làm phó bí thư xã Tả Ngài Chồ, đã quen với cơ sở, nhưng anh vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Xã giáp biên giới nên tình hình an ninh chính trị còn nhiều phức tạp, nhiều thôn vẫn “trắng” đảng viên. Cộng thêm trình độ canh tác của bà con lạc hậu, đời sống người dân nhiều thiếu thốn...

Cõng cây quýt lên đỉnh Dì Thàng

Thượng tá Trần Xuân Khánh sinh ra trong gia đình có truyền thống mặc áo lính, bố là bộ đội thời kỳ chống Pháp, 5 anh em đều tham gia quân đội. Thượng ta Khánh chia sẻ, dù nhiệm vụ có khó khăn, gian khổ, anh cũng cố gắng hết sức mình.

Thượng tá Trần Xuân Khánh cho biết: “Về Tung Chung Phố, việc đầu tiên tôi làm là vận động cán bộ địa phương từng bước thay đổi lề lối làm việc. Rồi nghiên cứu các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, gần gũi nắm bắt tâm tư của người dân để tiến tới xoá đói giảm nghèo”. Để hiểu nhân dân và được nhân dân tin tưởng, anh Khánh luôn “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng địa phương) với bà con với phương châm “gần dân, hiểu dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”.

Trăn trở với cây thoát nghèo cho bà con Tung Chung Phố, thượng tá Khánh đã tìm hiểu, thấy nhiều nơi cùng thổ nhưỡng trồng cây quýt mang lại kinh tế cao nên quyết tâm đưa về trồng thử. Năm 2009, thượng tá Khánh đã “cõng” cây quýt về đỉnh Dề Thàng, nhưng người dân còn lạ lẫm với cây này nên ít người mặn mà nhận trồng. Ông Pờ Sí Hòa ở thôn Dề Thàng là đảng viên nên tiên phong đăng ký trồng. Ông Hòa bàn bạc với vợ con bán con trâu được 30 triệu đồng để có tiền mua một nghìn cây quýt giống, trồng trên 5 ha đất. Năm 2015, sau 5 năm trồng, không ngờ cây trồng này lại bén duyên với đất, vườn quýt nhà ông Hòa sai trĩu quả. Thu hoạch, trừ chi phí để ra gần 200 triệu đồng tiền lãi. Sau vụ đầu, gia đình ông Hòa đã bán thêm con trâu, cộng thêm tiền vốn tiết kiệm được để mua 3.000 cây quýt giống tiếp tục trồng. Thấy hiệu quả kinh tế cao, người dân đua nhau đăng ký với chính quyền, đầu tư để trồng cây quýt.

Thượng tá Khánh cho biết: “Toàn xã hiện có 100 hộ trồng 120 ha quýt, 7 ha đã cho thu hoạch. Giá quýt bán tại vườn dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Thu hoạch tới đâu có người mua tới đó. Thời gian tới, chủ trương của xã sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cây quýt để giúp dân xóa đói giảm nghèo. Tung Chung Phố không những thoát nghèo mà còn có cơ hội làm giàu”. Anh Khánh dẫn chúng tôi thăm vườn quýt nhà ông Hòa sai chi chít quả. Bứt mấy quả quýt mời khách ăn, anh Khánh nói sẽ đăng ký thương hiệu “Quýt Mường Khương”.

Gần 10 năm từ ngày thượng tá Trần Xuân Khánh được tăng cường về xã, Tung Chung Phố đã có nhiều thay đổi. Con đường đi về các thôn đã được mở rộng, trải nhựa. Những bãi đất hoang đã thành ruộng trồng ngô, lúa và rau màu. Tỷ lệ hộ nghèo từ 78% năm 2010 đến nay giảm xuống còn gần 40%. Con số tưởng chừng đơn giản nhưng đó là nỗ lực không ngừng của anh Khánh và chính quyền, nhân dân địa phương.

Xóa thôn trắng đảng viên

Thượng tá Trần Xuân Khánh gắn bó với người và đất Tung Chung Phố như quê hương ruột thịt, anh luôn trăn trở với công tác phát triển Đảng ở xã vùng cao biên giới này. Theo anh Khánh, không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng bộ, cần bồi dưỡng và kết nạp thêm nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số. Đảng viên sẽ là người đi đầu trong phong trào, vận động gia đình và người thân, dân bản chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giúp đỡ lẫn nhau cùng vươn lên làm kinh tế xóa đói giảm nghèo...  

Năm 2011, một nửa thôn, bản của Tung Chung Phố (hầu hết là các thôn phát triển khá, nhiều đảng viên) đều được tách ra, để sáp nhập về thị trấn Mường Khương. Các chi bộ nòng cốt của Đảng bộ cũng chuyển đi, chỉ còn lại 3 chi bộ trên 10 thôn. Phó bí thư Trần Xuân Khánh suy nghĩ “cần phải tìm nguồn phát triển Đảng”, rồi tham mưu với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể phát động các phong trào thi đua, qua đó phát hiện những quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng. Từ Séo Tủng tới Tả Chư Phùng, Làn Tiểu Hồ, Dì Thàng... ở đâu có phong trào tốt, cách làm hay anh đều đi đến và ghi nhận việc làm của những hạt nhân ưu tú.

Anh Hầu Xuýnh Củi, chủ tịch UBND xã Tung Chung Phố, sinh năm 1989, là một trong những thanh niên người địa phương được anh Khánh dìu dắt từ những ngày đầu. Đến nay, anh Củi đã trở thành một trong những cán bộ trẻ, dám nghĩ, dám làm của xã. Thượng tá Trần Xuân Khánh cho biết: “Từ năm 2011 đến nay, Đảng bộ xã Tung Chung Phố đã kết nạp thêm 48 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên lên 72 đảng viên và 12 chi bộ (10 chi bộ thôn, 2 chị bộ nhà trường), không còn bản trắng đảng viên. Điểm đáng mừng là chất lượng sinh hoạt ở các chi bộ đều được nâng lên”.

Đại tá Nguyễn Trọng Ngữ, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Lào Cai khẳng định: “Cán bộ tăng cường là những người gắn bó với địa bàn biên giới, thường xuyên thực hiện “3 bám, 4 cùng”, nên rất hiểu phong tục, tập quán, điều kiện canh tác sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Cán bộ biên phòng tăng cường tham mưu giúp cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh có nhiều thuận lợi. Bằng những việc làm thiết thực, lực lượng bộ đội biên phòng tăng cường đã và đang góp phần tiếp tục xây dựng hình ảnh người chiến sĩ biên phòng đẹp trong lòng đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới”.

Việt Hoàng


              

   Bộ đội biên phòng làm đường giao thông bê tông liên bản, giúp người dân đi lại thuận lợi.


Bài cuối: Vượt gian khó thực hiện nhiệm vụ

Cán bộ “quân hàm xanh” giúp dân làm giàu

Tăng cường làm phó bí thư Đảng ủy xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương (Lào Cai) gần 10 năm, thượng tá Trần Xuân Khánh vẫn trang phục người lính “quân hàm xanh” đi khắm các thôn bản thăm hỏi, nắm bắt tâm tư của bà con. Người dân giành tình cảm quý mến cán bộ Khánh như người thân trong gia đình, vì anh hết lòng giúp bà con trong cuộc sống và làm kinh tế thoát nghèo.

 

Tung Chung Phố là xã biên giới với 9 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Mông chiếm đa số với hơn 38%, tỷ lệ hộ nghèo cao, dân trí thấp. Gần 20 năm công tác ở hầu hết các đồn biên phòng trên tuyến huyện Mường Khương, năm 2007, thượng tá Trần Xuân Khánh được điều động về làm phó bí thư thường trực xã Tung Chung Phố. Dù đã làm phó bí thư xã Tả Ngài Chồ, đã quen với cơ sở, nhưng anh vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Xã giáp biên giới nên tình hình an ninh chính trị còn nhiều phức tạp, nhiều thôn vẫn “trắng” đảng viên. Cộng thêm trình độ canh tác của bà con lạc hậu, đời sống người dân nhiều thiếu thốn...

 Cõng cây quýt lên đỉnh Dì Thàng

Thượng tá Trần Xuân Khánh sinh ra trong gia đình có truyền thống mặc áo lính, bố là bộ đội thời kỳ chống Pháp, 5 anh em đều tham gia quân đội. Thượng ta Khánh chia sẻ, dù nhiệm vụ có khó khăn, gian khổ, anh cũng cố gắng hết sức mình.

Thượng tá Trần Xuân Khánh cho biết: “Về Tung Chung Phố, việc đầu tiên tôi làm là vận động cán bộ địa phương từng bước thay đổi lề lối làm việc. Rồi nghiên cứu các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, gần gũi nắm bắt tâm tư của người dân để tiến tới xoá đói giảm nghèo”. Để hiểu nhân dân và được nhân dân tin tưởng, anh Khánh luôn “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng địa phương) với bà con với phương châm “gần dân, hiểu dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”.

Trăn trở với cây thoát nghèo cho bà con Tung Chung Phố, thượng tá Khánh đã tìm hiểu, thấy nhiều nơi cùng thổ nhưỡng trồng cây quýt mang lại kinh tế cao nên quyết tâm đưa về trồng thử. Năm 2009, thượng tá Khánh đã “cõng” cây quýt về đỉnh Dề Thàng, nhưng người dân còn lạ lẫm với cây này nên ít người mặn mà nhận trồng. Ông Pờ Sí Hòa ở thôn Dề Thàng là đảng viên nên tiên phong đăng ký trồng. Ông Hòa bàn bạc với vợ con bán con trâu được 30 triệu đồng để có tiền mua một nghìn cây quýt giống, trồng trên 5 ha đất. Năm 2015, sau 5 năm trồng, không ngờ cây trồng này lại bén duyên với đất, vườn quýt nhà ông Hòa sai trĩu quả. Thu hoạch, trừ chi phí để ra gần 200 triệu đồng tiền lãi. Sau vụ đầu, gia đình ông Hòa đã bán thêm con trâu, cộng thêm tiền vốn tiết kiệm được để mua 3.000 cây quýt giống tiếp tục trồng. Thấy hiệu quả kinh tế cao, người dân đua nhau đăng ký với chính quyền, đầu tư để trồng cây quýt.

Thượng tá Khánh cho biết: “Toàn xã hiện có 100 hộ trồng 120 ha quýt, 7 ha đã cho thu hoạch. Giá quýt bán tại vườn dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Thu hoạch tới đâu có người mua tới đó. Thời gian tới, chủ trương của xã sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cây quýt để giúp dân xóa đói giảm nghèo. Tung Chung Phố không những thoát nghèo mà còn có cơ hội làm giàu”. Anh Khánh dẫn chúng tôi thăm vườn quýt nhà ông Hòa sai chi chít quả. Bứt mấy quả quýt mời khách ăn, anh Khánh nói sẽ đăng ký thương hiệu “Quýt Mường Khương”.

Gần 10 năm từ ngày thượng tá Trần Xuân Khánh được tăng cường về xã, Tung Chung Phố đã có nhiều thay đổi. Con đường đi về các thôn đã được mở rộng, trải nhựa. Những bãi đất hoang đã thành ruộng trồng ngô, lúa và rau màu. Tỷ lệ hộ nghèo từ 78% năm 2010 đến nay giảm xuống còn gần 40%. Con số tưởng chừng đơn giản nhưng đó là nỗ lực không ngừng của anh Khánh và chính quyền, nhân dân địa phương. 

Xóa thôn trắng đảng viên

Thượng tá Trần Xuân Khánh gắn bó với người và đất Tung Chung Phố như quê hương ruột thịt, anh luôn trăn trở với công tác phát triển Đảng ở xã vùng cao biên giới này. Theo anh Khánh, không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng bộ, cần bồi dưỡng và kết nạp thêm nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số. Đảng viên sẽ là người đi đầu trong phong trào, vận động gia đình và người thân, dân bản chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giúp đỡ lẫn nhau cùng vươn lên làm kinh tế xóa đói giảm nghèo...  

Năm 2011, một nửa thôn, bản của Tung Chung Phố (hầu hết là các thôn phát triển khá, nhiều đảng viên) đều được tách ra, để sáp nhập về thị trấn Mường Khương. Các chi bộ nòng cốt của Đảng bộ cũng chuyển đi, chỉ còn lại 3 chi bộ trên 10 thôn. Phó bí thư Trần Xuân Khánh suy nghĩ “cần phải tìm nguồn phát triển Đảng”, rồi tham mưu với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể phát động các phong trào thi đua, qua đó phát hiện những quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng. Từ Séo Tủng tới Tả Chư Phùng, Làn Tiểu Hồ, Dì Thàng... ở đâu có phong trào tốt, cách làm hay anh đều đi đến và ghi nhận việc làm của những hạt nhân ưu tú.

Anh Hầu Xuýnh Củi, chủ tịch UBND xã Tung Chung Phố, sinh năm 1989, là một trong những thanh niên người địa phương được anh Khánh dìu dắt từ những ngày đầu. Đến nay, anh Củi đã trở thành một trong những cán bộ trẻ, dám nghĩ, dám làm của xã. Thượng tá Trần Xuân Khánh cho biết: “Từ năm 2011 đến nay, Đảng bộ xã Tung Chung Phố đã kết nạp thêm 48 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên lên 72 đảng viên và 12 chi bộ (10 chi bộ thôn, 2 chị bộ nhà trường), không còn bản trắng đảng viên. Điểm đáng mừng là chất lượng sinh hoạt ở các chi bộ đều được nâng lên”.

Đại tá Nguyễn Trọng Ngữ, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Lào Cai khẳng định: “Cán bộ tăng cường là những người gắn bó với địa bàn biên giới, thường xuyên thực hiện “3 bám, 4 cùng”, nên rất hiểu phong tục, tập quán, điều kiện canh tác sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Cán bộ biên phòng tăng cường tham mưu giúp cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh có nhiều thuận lợi. Bằng những việc làm thiết thực, lực lượng bộ đội biên phòng tăng cường đã và đang góp phần tiếp tục xây dựng hình ảnh người chiến sĩ biên phòng đẹp trong lòng đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới”.

 Việt Hoàng

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất