Bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh không phải người địa phương – Thực trạng và giải pháp
PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu phát biểu
Chiều 17-6, Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Ban “Bố trí cán bộ (BTCB) chủ chốt cấp tỉnh không phải người địa phương (KPLNĐP) - Thực trạng và giải pháp”, mã số: KHBĐ (2012) – 28 do TS. Lê Quang Hoan làm Chủ nhiệm. PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Thời gian qua, công tác cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, sự nghiệp CNH, HĐH, chủ động hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế của nước ta. Bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh không phải người địa phương là một vấn đề thời sự mang tính cấp bách về lý luận và thực tiễn cần được giải quyết trong công tác cán bộ hiện nay.


TS. Lê Quang Hoan, Chủ nhiệm Đề tài trình bày tóm tắt trước Hội đồng nghiệm thu.

Đề tài được bố cục thành 3 Chương:

Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc BTCB chủ chốt cấp tỉnh KPNĐP.

Chương 2- Bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh KPLNĐP – Thực trạng, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

Đề tài đưa ra 9 bài học kinh nghiệm: 1- Cần làm tốt công tác chuẩn bị, công tác đánh giá, QHCB trước khi bố trí cán bộ KPLNĐP. 2- Có sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương, sự phối hợp đồng bộ với địa phương trong bố trí cán bộ KPLNĐP. 3- Lựa chọn đúng cán bộ đủ tiêu chuẩn và bố trí đúng theo yêu cầu cụ thể của mỗi địa phương. Làm việc kỹ với nơi cán bộ KPLNĐP đến công tác. 4- Thái độ, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân nơi cán bộ KPLNĐP đến có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. 5- Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng kết quả công tác của cán bộ KPLNĐP. 6- Lựa chọn thời điểm thích hợp để có kế hoạch BTCB đến và rút cán bộ về. 7- Gắn LCCB với bố trí cán bộ KPLNĐP. 8- Có chế độ, chính sách cho việc bố trí cán bộ KPLNĐP. 9- Có kế hoạch thật tốt cho cán bộ sau bố trí.

Chương 3- Quan điểm, phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng BTCB chủ chốt cấp tỉnh KPLNĐP hiện nay.

Đề tài đã dưa ra 8 giải pháp chính: 1. Nâng cao nhận thức về chủ trương BTCB chủ chốt cấp tỉnh KPLNĐP ở nước ta hiện nay. 2. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp chiến lược và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh KPLNĐP. 3. Xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ chủ chốt cấp tỉnh KPLNĐP. 4. Điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện bố trí. 5. Đổi mới quy trình, phương pháp BTCB chủ chốt cấp tỉnh KPLNĐP. 6. Đổi mới công tác QHCB và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho bố trí cán bộ KPLNĐP. 7. Xây dựng chính sách, chế độ ưu đãi nhằm góp phần nâng cao chất lượng BTCB chủ chốt cấp tỉnh KPLNĐP. 8. Xây dựng và thực hiện quy định về việc quản lý, giám sát đối với cán bộ bố trí KPLNĐP.

Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác cán bộ trong tình hình hiện nay. Đề tài được thực hiện nghiêm túc, công phu, đúng thời hạn, kiến nghị xác đáng, phù hợp; kết cấu chương mục tương đối lô-gic, văn phong sáng sủa, rõ ràng. Tuy nhiên Hội đồng cũng góp ý: về kết cấu, đánh giá thực trạng chưa thật sự đầy đủ, lưu ý đến tính khả thi của đề xuất.

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt Xuất sắc.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất