Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vai trò của nghệ sĩ. Theo Người, trên mặt trận này, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ. Muốn nghệ thuật trở thành vũ khí và người nghệ sĩ đồng thời là chiến sĩ thì người nghệ sĩ phải đi thực tế, phải “ba cùng” với nhân dân.
Đảng và nhân dân ta luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu lòng biết ơn về sự hy sinh to lớn của các anh chị. Thực hiện lời dạy và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, mỗi người trong chúng ta hãy thấm nhuần và phát huy đạo lý ấy hơn nữa. Điều này thật cao đẹp, thật gần gũi vì nó vốn bắt nguồn từ truyền thống văn hóa Việt và được kết tụ ở con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh với địch”, “Cũng như mọi công việc khác, việc phòng gian bảo mật cần phải dựa vào lòng yêu nước và lực lượng của nhân dân. Chúng ta phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để nhân dân giúp sức vào công việc này”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thế hệ trẻ sự quan tâm đặc biệt. Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, bức thư đầu tiên gửi về trong nước là bức thư gửi thanh niên Việt Nam (năm 1925). Từ đó cho đến khi về với Thế giới Người hiền, Bác đã để lại một di sản tinh thần hết sức lớn lao với hàng trăm bài nói, bài viết về thanh niên và công tác thanh niên.
Phần đông trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thực hiện tốt nói đi đôi với làm, nêu gương trước cấp dưới, được quần chúng khen ngợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong phong cách làm việc: nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đằng làm một nẻo… Thực tế này vừa phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới, vừa phản ánh sự yếu kém về năng lực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ. Theo Người, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1), “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2).
Trước lúc đi xa, Bác để lại muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong đó Người không quên nhắc đến thế hệ thiếu niên, nhi đồng bằng những tình cảm đặc biệt: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung.