Đời ta có Đảng, có Bác

Tố Hữu - nhà thơ cách mạng đã từng khẳng định:

“Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ

Đảng chói lọi, Hồ Chí Minh vĩ đại.”

Cảm ơn nhà thơ đã gợi lên chặng đường vạn dặm trường chinh chiến đấu vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân.

Uống nước nhớ nguồn, Bác kính yêu căn dặn: “Càng nhớ lại những ngày tủi nhục, mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và cách mạng tháng Mười” (1). Những ngày này kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), chúng ta lại nhớ những tháng năm Bác bôn ba đi tìm đường cứu nước. Trong đêm khuya, một mình Bác thao thức với bản Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lê nin. Ở quán trọ nơi đất khách quê người và trời Pa-ri còn đầy tuyết phủ, Bác đã reo lên như nói cùng đồng bào của Người: “Đây là điều cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tranh luận, khi đó, Bác Hồ thấy rõ: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” (2). Những hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài bấy giờ đều từng bước hướng tới chuẩn bị lâu dài cho sự ra đời của Đảng sau này để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Sự kiện đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu một bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, bước ngoặt đứng hẳn về con đường của cách mạng tháng Mười, đứng hẳn về chủ nghĩa Mác-Lênin và đứng hẳn về Quốc tế cộng sản. Sự kiện đó đồng thời đánh dấu việc mở đường dẫn đến bước ngoặt gắn liền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (3). Kỷ niệm 110 ngày sinh  của V. I.Lênin, đồng chí Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cùng nhấn mạnh: “Hồ Chủ tịch đã trở thành hiện thân của mối quan hệ giữa  Cách mạng Tháng Mười và cách mạng Việt Nam, giữa phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta và phong trào cách mạng vô sản thế giới”(4). Nhìn lại những bước đường cách mạng đầy gian lao và thử thách từ sau Ngày thành lập Đảng đến nay, chúng ta càng thấm thía với nhận xét trên.  Bác Hồ kính yêu đã sáng lập, rèn luyện Đảng ta, Nhà nước ta, quân đội ta. Đảng ta đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân  thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, trung thành đi theo con đường Bác Hồ đã tìm ra, vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nên chiến công hiển hách, quét sạch quân xâm lược trên lãnh thổ nước ta, thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống hoà bình, hạnh phúc của nhân dân.  

Nhìn lại những mốc son lịch sử từ Đại hội I tới Đại hội XI chúng ta tự hào:

“Đảng ta Mác- Lênin vĩ đại

Lại hồi sinh trả lại cho ta

Trời cao đất rộng bao la,

Bát cơm, manh áo, hương hoa hồn người”.(5)

Hạnh phúc cho nhân dân, đất nước ta có Bác và có Đảng Cộng sản Việt Nam, dẫn dắt nhân dân đi từ thân phận người dân mất nước trở thành người làm chủ cuộc đời mình. Lời nhắc nhở ân cần của Bác đã trở thành phương hướng xây dựng Đảng: “Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng cần phải mạnh hơn bao giờ hết. Muốn cải tạo xã hội mà đảng viên không tự cải tạo mình, không tự nâng cao mình thì không thể được. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi đảng viên và cán bộ phải có lập trường giai cấp vô sản thật vững chắc, giác ngộ về xã hội chủ nghĩa cao, đòi hỏi cán bộ và đảng viên phải rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện chủ nghĩa tập thể…”(6). Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI là hành động cụ thể của Đảng ta thực hiện căn dặn của Người.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất