Lào Cai quan tâm công tác tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số
Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới, có 25 dân tộc anh em chung sống, dân số trên 64 vạn người, dân tộc thiểu số chiếm trên 64%. Toàn tỉnh hiện có 8 huyện, 1 thành phố với 164 xã, phường, thị trấn; trong đó có 98 xã đặc biệt khó khăn chiếm 59,75%, 26 xã, phường biên giới; 2206 thôn, bản, tổ dân phố.

Năm 2014 với phương châm tiếp tục hướng về cơ sở, đẩy mạnh việc thực hiện 7 chương trình công tác trọng tâm với 27 đề án của Tỉnh ủy, từ đầu năm, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và cấp ủy đã lãnh đạo triển khai toàn diện các mặt công tác, nổi bật là: Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tăng cường thực hiện, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyền cán bộ; rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 - 2021. Tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở cơ sở, gắn với thực hiện tiêu chí số 19 về xây dựng hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới; triển khai thực hiện đề án “Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiếu số”…

Quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy, các cấp ủy, chính quyền của Lào Cai xây dựng chính sách thu hút, ưu tiên, tạo điều kiện khi tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số công tác từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, xã, do đó, tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số tăng trong tổng số cán bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu của hệ thống chính trị.  Hằng năm, Tỉnh ủy Lào cai chỉ đạo các cấp ủy tăng cường công tác đào đạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng. Trong những năm gần đây đã tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho trên 7.200 lượt người. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho 870 người, lựa chọn và cử 105 con, em dân tộc thiểu số đi đào tạo đại học theo địa chỉ tại các trường đại học ở Trung ương để tạo nguồn cán bộ cho tương lai. Tuyển dụng 1.717 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số vào cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, chiếm 65% tổng số người được tuyển. Tuyển dụng 54/74 sinh viên cử tuyển đã tốt nghiệp đại học. Đến nay, hầu hết các cơ quan, ban, ngành của tỉnh đều có cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Năm 2000 số cán là người dân tộc thiểu số chiểm hơn 15 %, đến nay tăng lên hơn 25% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý tăng, hiện có 17 đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV (nhiệm kỳ 2010 - 2015), chiếm hơn 30%; cấp ủy viên cấp huyện và tương đương chiếm trên 36%. Cán bộ là người dân tộc thiểu số giữ chức vụ trưởng, phó ngành của tỉnh chiếm trên 14%, cán bộ diện sở, ngành quản lý chiếm hơn 13%, cán bộ diện huyện quản lý chiếm 23%. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, độ tuổi dưới 40 chiếm gần 78%, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay so với dân số mới đạt 26,66% và phân bố không đều, tập trung ở cấp xã, các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế), khối đảng, đoàn thể, còn trong lĩnh vực quản lý nhà nước, các ngành kinh tế còn ít. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thấy hết vị trí, ý nghĩa của việc quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số. Việc bố trí, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số hằng năm tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối về cơ cấu cán bộ, nhất là số cán bộ dân tộc thiểu số ở các ngành của tỉnh. Số cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số còn it…

Để tiếp tục đào, bồi dưỡng, tạo nguồn, bố trí sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số đạt kết quả cao hơn, các cấp ủy Lào Cai xác thực hiện một số giải pháp sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở về ý nghĩa việc tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đảm bảo ở các cấp, ngành, lĩnh vực đều có cán bộ là người dân tộc thiểu số phù hợp với yêu cầu của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo của các trường phổ thông dân tộc nội trú, các đơn vị giáo dục chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề đối với con em các dân tộc. Xây dựng và  thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu tiên trong đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số.

Hoa Hiền

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất