Thu hút trí thức trẻ về xã, phường, thị trấn công tác

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cơ bản về tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhiều địa phương đã xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ nhằm thu hút những người có trình độ cao, trong đó có sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ về địa phương công tác.

Thanh Hóa, chủ trương thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, phường, thị trấn của Tỉnh ủy Thanh Hóa đã góp phần từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Ðây cũng là một trong những giải pháp để thực hiện tốt chiến lược cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về xã, phường, thị trấn công tác là quyết tâm của tỉnh. Với ưu thế tuổi đời còn  trẻ, được đào tạo chính quy, có phương pháp nghiên cứu, tiếp cận, khả năng liên hệ lý luận và thực tiễn, bước đầu số sinh viên được tuyển dụng về các xã, phường, thị trấn công tác đã tạo chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ cơ sở. Năm 2010, tỉnh Thanh Hóa thực hiện đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về xã, phường công tác. Sinh viên được hỗ trợ tiền thuê nhà ở, hưởng chính sách đặc thù đối với cán bộ công tác ở các xã, thị trấn thuộc 11 huyện miền núi. 1.100 SVTNÐH đã được tuyển dụng, bố trí công tác

Ở thành phố Thanh Hóa đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay còn thiếu, nhiều người chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và chính trị. Do vậy, Thành ủy Thanh Hóa đã rà soát, đối chiếu với tiêu chuẩn hiện hành, chú trọng làm tốt công tác tư tưởng, có chính sách phù hợp đối với số cán bộ tuổi cao nghỉ công tác trước thời hạn; tạo điều kiện cho những người có năng lực, công tác tốt theo học các khóa đào tạo và tiếp nhận 32 sinh viên tốt nghiệp đại học tăng cường về các phường, xã. Qua thực tiễn công tác, những cán bộ trẻ có trách nhiệm cao trong công việc, tích cực tham gia các hoạt động phong trào, công tác xã hội. Qua đánh giá, việc thu hút những người có trình độ đại học về xã, phường công tác là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả rõ rệt. Nhiệm kỳ này, Ðảng bộ TP Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh luân chuyển, tăng cường cán bộ về phường, xã, điều chuyển cán bộ từ xã, phường này sang xã, phường khác, nhằm kiểm nghiệm năng lực quy tụ, tập hợp quần chúng, xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở.

Năm 2007, Bạc Liêu là địa phương đã xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về tuyển chọn, thu hút trí thức trẻ về xã, phường, thị trấn công tác. Theo chương trình đưa trí thức trẻ về phường, xã của tỉnh Bạc Liêu, sinh viên mới ra trường được bố trí về xã sẽ được hưởng trợ cấp một lần 5 triệu đồng; học lực khá, giỏi được trợ cấp 7 triệu đồng. Về phường - thị trấn được trợ cấp lần đầu 3 triệu đồng (học lực khá, giỏi được trợ cấp 5 triệu đồng). Ngoài hưởng lương theo quy định, cán bộ trẻ trong chương trình này sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng gồm: cấp xã 300.000 đồng và ở phường, thị trấn 200.000 đồng, những trường hợp là nữ hoặc người dân tộc thiểu số sẽ được trợ cấp thêm 100.000 đồng.

Nhiều trí thức trẻ diện này ở Bạc Liêu được tạo điều kiện công tác ở cấp cơ sở, xóm ấp và đã khẳng định mình để quy hoạch vào chức danh lãnh đạo xã. Theo Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu, trong số 340 sinh viên được bố trí về phường, xã hiện tại có một trường hợp được bổ nhiệm làm phó bí thư phường, một trường hợp trúng cử phó chủ tịch HĐND, một trường hợp làm chủ tịch và năm trường hợp làm phó chủ tịch UBND, ba trường hợp làm bí thư Đoàn phường và một trường hợp làm chủ tịch Hội Nông dân phường.

Trong số 340 cán bộ trẻ trên có 85 người vào biên chế công chức, số còn lại thuộc diện hợp đồng. “Năng lực của các em rất tốt, phần lớn có triển vọng. Chương trình đưa trí thức trẻ về xã, phường công tác ở Bạc Liêu thực sự có hiệu quả, góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất