Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương xong nhưng chưa đủ, phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đối với những cán bộ đã được đưa vào quy hoạch, nếu phát hiện có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì phải kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch. Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026 chưa phải là "làm nhân sự" cụ thể cho nhiệm kỳ tới, nhưng là một bước chuẩn bị rất quan trọng, là cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2021-2026 của Đảng.
Bên cạnh các yêu cầu về tri thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy, giảng viên lý luận chính trị còn cần có những phẩm chất và năng lực đặc thù để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe và đa dạng, phong phú của thực tiễn quá trình giảng dạy trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên: Quan liêu xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân… Đây là trở ngại trong quá trình xây dựng các văn kiện hoạch định chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đất nước, chỉnh đốn Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “cán bộ là cái gốc của mọi việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Nhận thức sâu sắc lời căn dặn của Người, Ngành Tổ chức xây dựng Đảng luôn chú trọng tham mưu cấp ủy các cấp thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác cán bộ, nhất là việc tự kiểm tra, rà soát về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình của công tác này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã từng căn dăn: “Muốn người ta theo, mình phải làm gương trước”. Người khẳng định rằng: Đối với các dân tộc phương Đông thì “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Những nội dung được đề cập trong "Từ thụ yếu quy" đã vượt ra khỏi giới hạn là tổng kết về cuộc đời làm quan của một vị quan thanh liêm có tiếng triều Nguyễn cuối thế kỷ XIX để trở thành một tác phẩm có ý nghĩa lớn hơn thế, không chỉ bởi những chỉ dẫn rất rõ ràng giúp người làm quan chân chính nhận ra những chiêu thức của kẻ hối lộ mà còn bởi những lời nhắc mang tính cảnh tỉnh đối với những người làm quan.
Cuộc đời của Đại tướng Lê Đức Anh gắn liền với những chiến thắng, những bước thăng trầm của lịch sử nước nhà. Đồng chí đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Chúng ta mãi mãi nhớ về Đại tướng Lê Đức Anh - anh Sáu Nam kính mến, người đồng chí thân thiết, chí tình, một vị tướng tài ba, một nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách đức độ, giản dị, gần gũi.
Theo quy luật của tự nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, trong đó mùa xuân là mùa đẹp nhất, mùa khởi đầu của một năm với bao hy vọng, đợi chờ! Mùa Xuân - mùa của vạn vật, cỏ cây, hoa lá sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc, mùa của sức sống mới! Hoà vào nhịp sống của tự nhiên, tuổi trẻ được xem là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người – bởi tuổi trẻ mang trong mình bầu nhiệt huyết, lý tưởng sống, khát vọng được cống hiến.