Nghị quyết số 18, Hội nghị Trung ương 6 khóa XII nhằm giải quyết tốt việc đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế

Ngày 25-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII: "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18). Ðây là một nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Ðảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tạp chí Xây dựng Đảng trân trong giới thiệu bài viết của GS,TS Tạ Ngọc Tấn phân tích, làm rõ thêm những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của Nghị quyết số 18.

Nghĩ về công tác giám sát trong Đảng hiện nay

Ngày 11-6-2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định số 86QĐ/TW về giám sát trong Đảng, thay thế Quy định giám sát trong Đảng kèm theo Quyết định số 68QĐ/TW ngày 21-3-2012 trước đây của Bộ Chính trị. Quy định đã đề ra phạm vi giám sát của tổ chức đảng, chủ thể giám sát và đối tượng giám sát, hình thức giám sát… rõ ràng, đầy đủ, giúp các tổ chức đảng, đảng viên thực hiện tốt công tác giám sát trong Đảng.

Quyết liệt chống “tham nhũng quyền lực”

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, sự vào cuộc quyết liệt này cũng chỉ giới hạn ở phần “diệt" tham nhũng chứ chưa có tác dụng mạnh trong “phòng" tham nhũng. Đã đến lúc, công cuộc phòng, chống tham nhũng phải hướng trọng tâm vào “phòng" tham nhũng. Một trong những giải pháp căn bản là kiên quyết loại bỏ “tham nhũng quyền lực”. 

Về nhất thể hóa tổ chức, tinh giản biên chế

Để góp phần giữ vững thành quả thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và vượt qua thời kỳ nội chiến, V.I.Lênin và những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga đã áp dụng “chính sách cộng sản thời chiến”. Bước vào thời kỳ mới, Lê nin yêu cầu phải canh tân nhiều lĩnh vực, trong đó có ba vấn đề mấu chốt là: “thanh Đảng”; đổi mới đường lối kinh tế (áp dụng “chính sách kinh tế mới”); cải cách bộ máy nhà nước. Một khâu quan trọng cải cách bộ máy nhà nước là hợp nhất nhiều tổ chức, cơ quan của Đảng Cộng sản và chính quyền xô viết.

Khắc phục nhận thức và hành động lệch lạc trong thi hành kỷ luật đảng

Người đứng đầu chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng phải nêu cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể tổ chức đảng để điều hành, gợi mở cho cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên, thành viên ban cán sự điểm điểm, đấu tranh phê bình, góp ý đối với tập thể tổ chức đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm một cách công tâm, khách quan, thận trọng, dân chủ, đúng mức. Đồng thời, khắc phục tình trạng nhận thức và hành động lệch lạc nêu trên để việc kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật tập thể tổ chức đảng và đảng viên đúng quy định của Đảng, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng.

Công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và một số vấn đề đặt ra hiện nay

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước tại cơ sở. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.

Sáp nhập và tinh giản

Bộ máy Nhà nước đòi hỏi phải vận hành trơn tru, hiệu quả. Khi “phình” ra thì phải sắp xếp lại, tinh gọn. Sáp nhập, tinh giản chính là sự “chưng cất” một cách chọn lọc. Tuy nhiên, đó là công việc khó khăn, đòi hỏi quyết tâm cao và giải pháp đúng đắn, quyết liệt.

Mới nhất

Xem nhiều nhất