Theo Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam năm 2005, tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng. Thu hồi tài sản tham nhũng được hiểu là quá trình trong đó tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng được truy nguyên, thu hồi và trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc sung công quỹ. Đó là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thu hồi tài sản do người có hành vi tham nhũng chiếm đoạt, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng, tài sản phát sinh từ hành vi tham nhũng hoặc tài sản thu được từ việc áp dụng các chế tài đối với người có hành vi tham nhũng. Nó bao gồm nhiều khâu như truy tìm, phong toả, thu giữ, xử lý tài sản tham nhũng. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng; tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp...
Chăm lo, phát triển sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Đồng thời, sinh viên cũng chỉ có thể phát huy vai trò đặc biệt quan trọng ấy một cách đầy đủ khi ý thức chính trị của họ thường xuyên được xây dựng, bồi dưỡng và phát triển.
Với tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo của QH, HĐND các cấp trong thời gian qua để tiến tới mô hình cơ quan dân cử chuyên nghiệp, chuyển từ tham luận sang thảo luận, tranh luận, công tác lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH, HĐND bầu và phê chuẩn trong năm 2018 sẽ tạo thêm kênh thông tin quan trọng cho công tác đánh giá cán bộ.
Hơn hai nghìn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay, Phật giáo Việt Nam luôn luôn là thành viên tin cậy và vững mạnh trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.