Mỗi chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều đã được dạy về truyền thống, đạo lý, văn hóa của nhân loại, của dân tộc Việt Nam. Đã hứa, đã thề là phải làm bởi đó là phẩm chất, đạo đức của con người. Trở thành cán bộ, đảng viên, chúng ta còn có lời thề thiêng liêng của người đảng viên khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, lời hứa khi được giao giữ các chức vụ nguyện suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân, đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, dân tộc. Làm sao để tự thân cán bộ, đảng viên trân trọng lời hứa, lời thề, nêu gương hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đó là điều căn cốt để phòng, tránh được những sai phạm trong công việc, để lòng dân yên, tin và theo Đảng.
Sai phạm cố ý trong công tác tuyển dụng cán bộ có thể coi là một hình thức biến tướng của “tham nhũng quyền lực”, một hình thức “chạy” trong công tác cán bộ. Những sai phạm rõ ràng, hiển hiện, nếu không được người dân, báo chí phản ánh thì liệu các cơ quan chức năng có nắm được và giải quyết như vậy không? Sự vào cuộc quyết liệt, nhanh chóng của các cơ quan chức năng đã cho thấy “đầu xuôi, đuôi lọt” không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng, cấp ủy, người đứng đầu những đơn vị, địa phương xảy ra tình trạng này ở đâu, đã làm tròn vai chưa là vấn đề người dân đang đợi câu trả lời.
LTS: Có thể nói, nhiệm kỳ Đại hội XII là một nhiệm kỳ thành công của Đảng và Nhà nước ta với một loạt các quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ được ban hành, kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn hoặc có dấu hiệu suy thoái. Con đường đến Đại hội XIII càng gần, công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII, nhất là nhân sự BCH Trung ương khóa XIII càng thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân. Để có được nhân sự BCH Trung ương xứng với sự mong đợi của Nhân dân, để có sự chuyển giao vững chắc giữa các thế hệ phải là sự chuẩn bị của cả một quá trình. Muốn vậy khâu tuyển dụng cán bộ phải làm tốt, tránh tình trạng bị quyền lực chi phối, bởi đầu vào sản phẩm không tốt không thể có sản phẩm đầu ra tốt được. Tạp chí Xây dựng Đảng xin gửi tới bạn đọc loạt bài viết dài 3 kỳ bàn về vấn đề quan trọng này.
Khát vọng tự cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử đã trở thành một truyền thống, giá trị thấm đẫm trong mỗi con người. Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, xu thế toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, khát vọng tự cường dân tộc lại được ý thức một cách sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Đây chính là sức mạnh tinh thần to lớn, là cơ hội để Việt Nam hóa giải những lực cản, hướng tới hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, hùng cường dân tộc của mình.