Công tác cán bộ gồm nhiều khâu: tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, kiểm tra, giám sát cán bộ. Mỗi khâu có một vị trí nhất định và có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá là tiền đề có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác.
Đánh giá đúng cán bộ là một việc khó. Đánh giá cán bộ là quá trình nhận thức nhằm phản ánh đúng đắn thực chất cán bộ theo tiêu chuẩn của Đảng. Vì vậy, đánh giá cán bộ không phải một lần mà cần thường xuyên trong quá trình quy hoạch, đào tạo và bố trí cán bộ, tức là quá trình đánh giá và đánh giá lại cán bộ.
Việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ phục vụ công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ về thực chất là quá trình để người được mời tham gia ý kiến nhận xét đánh giá cán bộ. Đây là một công việc cần thiết trước khi thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử, giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban cán sự đảng, đảng đoàn và cấp có thẩm quyền có cơ sở lựa chọn đúng cán bộ, công chức để xem xét, bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, công chức phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, khách quan, phát huy được trí tuệ tập thể và trách nhiệm của người đứng đầu. Người được lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm mới phải trong quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt, lấy phiếu tín nhiệm ít nhất phải từ 2 người trở lên cho một chức danh. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, công chức có giá trị tham khảo rất quan trọng, nhưng không phải là căn cứ duy nhất để quyết định.
Kết luận số 37-KL/TW, ngày 2-2-2009 của Hội nghị Trung ương 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 và đến Đại hội XI của Đảng yêu cầu “cải tiến việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ”. Để phục vụ công tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Hướng dẫn số 43-HD/BTCTU hướng dẫn cụ thể một số nội dung, quy trình lấy phiếu tín nhiệm phục vụ công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Hướng dẫn trên áp dụng cho việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ phục vụ công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Đồng thời được vận dụng để thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành ủy và đảng ủy trực thuộc.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Đối với nhân sự bổ nhiệm mới, lãnh đạo cơ quan đánh giá năng lực, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xu hướng phát triển của các cán bộ được quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá, tập thể lãnh đạo cơ quan thảo luận, thống nhất chọn trong danh sách quy hoạch những cán bộ nổi trội, đủ điều kiện bổ nhiệm để giới thiệu với hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm. Danh sách đưa ra lấy phiếu tín nhiệm phải nhiều hơn số lượng cán bộ cần bổ nhiệm.
Đối với nhân sự bổ nhiệm lại, cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm lại làm bản kiểm điểm, tự đánh giá ưu, khuyết điểm về năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong 5 năm giữ chức vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Tập thể lãnh đạo cơ quan đánh giá bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong thời gian giữ chức vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xu hướng phát triển của cán bộ. Cấp ủy nơi cư trú có ý kiến về phẩm chất đạo đức, lối sống; việc chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương đối với người đề nghị bổ nhiệm lại.
Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị sẽ mở hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm cán bộ. Thành phần hội nghị gồm tập thể lãnh đạo; trưởng và phó các đơn vị trực thuộc; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; tập thể cấp ủy; trưởng các đoàn thể cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng hoặc bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng các cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị.
Đối với nhân sự bổ nhiệm mới: Thủ trưởng cơ quan, bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng, báo cáo trước hội nghị về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, dự kiến phân công nhiệm vụ, lĩnh vực công tác... đối với chức vụ cần bổ nhiệm; danh sách cán bộ được quy hoạch và tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển của từng cán bộ được lãnh đạo cơ quan giới thiệu để lấy phiếu tín nhiệm.
Hội nghị tiến hành thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng cán bộ giới thiệu lấy phiếu tín nhiệm, có thể giới thiệu thêm ngoài danh sách, những người được giới thiệu nhất thiết phải trong quy hoạch. Chủ trì hội nghị kết luận, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và chốt danh sách. Nếu có bổ sung nhân sự ngoài danh sách thì chủ trì hội nghị phải báo cáo trước hội nghị nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển của người được bổ sung trước khi ghi phiếu tín nhiệm.
Hội nghị nghiên cứu nhân sự, tiến hành viết phiếu tín nhiệm cán bộ, công chức dự kiến bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý (theo mẫu)(1). Người ghi phiếu tín nhiệm có thể đồng ý hoặc không đồng ý về tất cả những người trong danh sách được lấy phiếu tín nhiệm (có thể 1 hoặc nhiều hơn 1 người được đồng ý bổ nhiệm để giữ 1 chức vụ).
Đối với nhân sự bổ nhiệm lại: Thủ trưởng cơ quan, bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng hoặc phó thủ trưởng cơ quan, đơn vị được ủy quyền chủ trì hội nghị. Cán bộ được đề nghị bổ nhiệm lại trình bày bản tự kiểm điểm trong 5 năm.
Chủ trì hội nghị thông qua nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, trong thời gian giữ chức vụ của người được đề nghị bổ nhiệm lại. Các thành viên dự hội nghị có ý kiến phân tích rõ những mặt mạnh, yếu của người được đề nghị bổ nhiệm lại, những đề nghị, kiến nghị. Chủ trì hội nghị kết luận, làm rõ những vấn đề đã thảo luận. Sau đó tiến hành viết phiếu tín nhiệm cán bộ dự kiến bổ nhiệm lại vào chức danh lãnh đạo, quản lý (theo mẫu)(2).
Trên cơ sở tín nhiệm của cán bộ chủ chốt, cán bộ, công chức được đánh giá các mức:
Đối với cán bộ, công chức được bổ nhiệm mới:
- Mức I: Cán bộ, công chức có triển vọng phát triển tốt và có khả năng đáp ứng nhiệm vụ của chức vụ mới được giao (có trên 80% tiêu chí được tín nhiệm ở mức tốt và khá, không có tiêu chí nào yếu).
- Mức II: Cán bộ, công chức có triển vọng phát triển và có khả năng đáp ứng nhiệm vụ mới được giao, sau một thời gian nhất định (có trên 80% tiêu chí được tín nhiệm ở mức khá và trung bình trở lên, không có tiêu chí nào yếu).
- Mức III: Cán bộ chưa có khả năng đáp ứng nhiệm vụ cao hơn, chỉ đảm nhận chức vụ hiện tại (có mức độ tín nhiệm thấp hơn mức II).
Đối với cán bộ được bổ nhiệm lại:
- Mức I: Đáp ứng tốt nhiệm vụ hiện tại (có trên 80% tiêu chí được tín nhiệm ở mức tốt và khá, không có tiêu chí nào yếu).
- Mức II: Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhưng có mặt còn hạn chế (có trên 80% tiêu chí được tín nhiệm ở mức khá và trung bình trở lên, không có tiêu chí nào yếu).
- Mức III: Thấp so với yêu cầu, không hoàn thành nhiệm vụ hiện tại (có mức độ tín nhiệm thấp hơn mức II).
Sau khi tổng hợp, phân loại kết quả tín nhiệm, tập thể lãnh đạo họp (lần 2) xem xét kết quả giới thiệu cán bộ, cho ý kiến về nhân sự, tập thể lãnh đạo họp (lần 3) thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín nhân sự đề nghị bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại.
Theo cách làm trên ở một số cơ quan, đơn vị tại Bình Thuận trong thời gian qua cho thấy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã giúp cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá chính xác hơn về cán bộ, giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cấp có thẩm quyền có cơ sở lựa chọn đúng cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, để bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Nguyễn Mạnh Hùng
Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ
_____
(1). Mẫu 1 (dùng trong hội nghị cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị). I- Tiêu chí tín nhiệm (dự báo khả năng đối với cán bộ mới) gồm: Về năng lực có 6 tiêu chí: 1. Khả năng cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, ý kiến chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình cơ quan, đơn vị, địa phương. 2. Khả năng nắm bắt tình hình thực tiễn (đánh giá, dự báo đúng tình hình và nhạy bén với những vấn đề mới có liên quan). 3. Tác phong, lề lối làm việc (dân chủ, sâu sát, toàn diện, cụ thể); nói đi đôi với làm. 4. Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao (tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm). 5. Hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ được giao (kết quả, hiệu quả, thời gian, chất lượng...). 6. Khả năng tập trung trí lực, làm việc bền bỉ với cường độ cao trong thời gian dài. Về phẩm chất chính trị có 6 tiêu chí: 1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 2. ý thức chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên; các nguyên tắc, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; ý thức tổ chức kỷ luật. 3. Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò, chức trách của các thành viên khác trong lãnh đạo, quản lý, điều hành. 4. Khả năng đoàn kết, quy tụ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị; đề cao tinh thần hợp tác. 5. Tinh thần trách nhiệm trong công tác (tận tuỵ, trung thực, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao). 6. Tinh thần (tự giác, chịu khó) học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu công tác. Về phẩm chất đạo đức, lối sống có 5 tiêu chí: 1. ý thức và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch. 2. Chính kiến, thái độ đúng đắn, rõ ràng (bảo vệ chân lý, lẽ phải); quan hệ, ứng xử đúng mực với cấp trên, người cùng cấp và cấp dưới. 3. Tinh thần cầu tiến (biết tự phê phán, nghiêm khắc với bản thân, cố gắng để tự hoàn thiện). 4. ý thức chống quan liêu tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. 5. Gương mẫu để cán bộ, công chức học tập noi theo, tạo được uy tín trong tập thể. II- Về triển vọng phát triển và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ dự kiến sẽ đảm nhận có 3 tiêu chí: 1. Có triển vọng phát triển tốt và có khả năng đáp ứng nhiệm vụ, cần trên 80% tiêu chí trở lên được tín nhiệm ở mức tốt và khá, không có tiêu chí nào yếu. 2. Có triển vọng phát triển và có khả năng đáp ứng nhiệm vụ (sau một thời gian nhất định), cần trên 80% tiêu chí trở lên được tín nhiệm ở mức khá và trung bình trở lên, không có tiêu chí nào yếu. 3. Chưa có khả năng đáp ứng nhiệm vụ cao hơn, chỉ nên đảm nhận chức vụ hiện tại (mức độ tín nhiệm thấp hơn mức 2).
(2) Mẫu 2: Mục I: Các tiêu chí giống mẫu 1. Mức độ tín nhiệm của các tiêu chí này được xếp theo: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. Mục II: Chiều hướng và khả năng tiếp tục đáp ứng nhiệm vụ.
(Xem chi tiết mẫu dưới đây).
Mẫu 01
PHIẾU TÍN NHIỆM
BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
(Dùng trong Hội nghị cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị)
Họ và tên người được lấy phiếu tín nhiệm:...............................................................(*)
Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại..............................................................................(*)
Chức vụ dự kiến đảm nhận:......................................................................................(*)
I. Tiêu chí tín nhiệm: (dự báo khả năng đối với cán bộ mới)
|
TT
|
NỘI DUNG
|
Mức độ tín nhiệm(**)
|
Tốt
|
Khá
|
Tr. bình
|
Yếu
|
1.
|
Năng lực (lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ)
|
|
|
|
|
1.1
|
Khả năng cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, ý kiến chỉ đạo của cấp trên phù hợp với hình hình cơ quan, đơn vị, địa phương
|
|
|
|
|
1.2
|
Khả năng nắm bắt tình hình thực tiễn (đánh giá, dự báo đúng tình hình và nhạy bén với những vấn đề mới có liên quan)
|
|
|
|
|
1.3
|
Tác phong, lề lối làm việc (dân chủ, sâu sát, toàn diện, cụ thể); nói đi đôi với làm
|
|
|
|
|
1.4
|
Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao (tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm)
|
|
|
|
|
1.5
|
Hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ được giao (kết quả, hiệu quả, thời gian, chất lượng...)
|
|
|
|
|
1.6
|
Khả năng tập trung trí lực, làm việc bền bỉ với cường độ cao trong thời gian dài
|
|
|
|
|
2.
|
Phẩm chất chính trị
|
|
|
|
|
2.1
|
Chấp hành đường 1ối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
|
|
|
|
|
2.2
|
Ý thức chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên; các nguyên tắc, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; ý thức tổ chức kỷ luật
|
|
|
|
|
2.3
|
Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò, chức trách của các thành viên khác trong lãnh đạo, quản lý, điều hành
|
|
|
|
|
2.4
|
Khả năng đoàn kết, quy tụ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị; đề cao tinh thần hợp tác
|
|
|
|
|
2.5
|
Tinh thần trách nhiệm trong công tác (tận tuỵ, trung thực, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao)
|
|
|
|
|
2.6
|
Tinh thần (tự giác, chịu khó) học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu công tác
|
|
|
|
|
3.
|
phẩm chất đạo đức, lối sống
|
|
|
|
|
3.1
|
Ý thức và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch
|
|
|
|
|
3.2
|
Chính kiến, thái độ đúng đắn, rõ ràng (bảo vệ chân 1ý, lẽ phải); quan hệ, ứng xử đúng mực với cấp trên, người cùng cấp và cấp dưới
|
|
|
|
|
3.3
|
Tinh thần cầu tiến (biết tự phê phán, nghiêm khắc với bản thân, cố gắng để tự hoàn thiện)
|
|
|
|
|
3.4
|
Ý thức chống quan liêu tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác
|
|
|
|
|
3.5
|
Gương mẫu cho cán bộ, công chức học tập noi theo, tạo được uy tín trong tập thể
|
|
|
|
|
II. Triển vọng phát triển và khả năng đáp ứng nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ dự kiến sẽ đảm nhận:
1. Có triển vọng phát triển tốt và có khả năng đáp ứng được nhiệm vụ: o
(trên 80% tiêu chí trở lên được tín nhiệm ở mức tốt và khá, không có tiêu chí nào yếu).
2. Có triển vọng phát triển và có khả năng đáp ứng được nhiệm vụ (sau một thời gian nhất định): o
(trên 80% tiêu chí trở lên được tín nhiệm ở mức khá và trung bình trở lên, không có tiêu chí nào yếu)
3. Chưa có khả năng đáp ứng nhiệm vụ cao hơn, chỉ nên đảm nhận chức vụ hiện tại: o
(mức độ tín nhiệm thấp hơn mức ở Mức 2).
III. Ý kiến đề nghị bổ nhiệm:
- Đồng ý: o
- Không đồng ý o
IV. Theo đồng chí thì, đồng chí ...................................(*) cần phải chú ý điển nào khi được bố trí vào chức vụ dự kiến sẽ đảm nhận hoặc cần phải phấn đấu, rèn luyện (năng lực, phấm chất…) gì để được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với người không đồng ý bổ nhiệm)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
có thể (hoặc không) ký và ghi họ tên.
Ghi chú: - (*) Do bộ phận làm công tác cán bộ của đơn vị hoặc cơ quan làm công tác cán bộ cấp trên ghi,
- (* *) Đánh dấu (x) vào 01 trong các mức tín nhiệm ở từng nội dung, tiêu chí tương ứng.
Mẫu 02
PHIẾU TÍN NHIỆM
BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
(Dùng trong Hội nghị cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị, địa phương....)
Họ và tên người được lấy phiếu tín nhiệm:...............................................................(*)
Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại..............................................................................(*)
I. Tiêu chí tín nhiệm:
TT
|
Nội dung:
|
Mức độ tín nhiệm
|
|
Tốt
|
Khá
|
Tr. bình
|
Yếu
|
|
1.
|
Năng lực (lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ)
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Khả năng cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, ý kiến chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình cơ quan, đơn vị, địa phương
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Khả năng nắm bắt tình hình thực tiễn (đánh giá, dự báo đúng tình hình và nhạy bén với những vấn đề mới có liên quan)
|
|
|
|
|
|
1.3
|
Tác phong, lề lối làm việc (dân chủ, sâu sát, toàn diện, cụ thể); nói đi đôi với làm
|
|
|
|
|
|
1.4
|
Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao (tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm)
|
|
|
|
|
|
1.5
|
Hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ được giao (kết quả hiệu quả, thời gian, chất lượng...)
|
|
|
|
|
|
1.6
|
Khả năng tập trung trí lực, làm việc bền bỉ với cường độ cao trong thời gian dài
|
|
|
|
|
|
2.
|
Phẩm chất chính trị
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
|
|
|
|
|
|
2.2
|
Ý thức chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên; các nguyên tắc, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; ý thức tổ chức kỷ luật
|
|
|
|
|
|
2.3
|
chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò, chức trách của các thành viên khác trong lãnh đạo, quản lý, điều hành
|
|
|
|
|
|
2.4
|
Khả năng đoàn kết, quy tụ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị; đề cao tinh thần hợp tác
|
|
|
|
|
|
2.5
|
Tinh thần trách nhiệm trong công tác (tận tụy, trung thực, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao)
|
|
|
|
|
|
2.6
|
Tinh thần (tự giác, chịu khó) học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu công tác
|
|
|
|
|
|
3.
|
Phẩm chất đạo đức, lối sống
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Ý thức và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch
|
|
|
|
|
|
3.2
|
chính kiến, thái độ đúng đắn, rõ ràng (bảo vệ chân lý, lẽ phải); quan hệ, ứng xử đúng mực với cấp trên, người cùng cấp và cấp dưới
|
|
|
|
|
3.3
|
Tinh thần cầu tiến (biết tự phê phán nghiêm khắc với bản thân) cố gắng để tự hoàn thiện)
|
|
|
|
|
3.4
|
Ý thức chống quan liêu tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác
|
|
|
|
|
3.5
|
Gương mẫu cho cán bộ, công chức học tập noi theo, tạo được uy tín trong tập thể
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Chiều hướng và khả năng tiếp tục đáp ứng nhiệm vụ:
1. Đáp ứng tốt nhiệm vụ: o
(trên 80% tiêu chí trở lên tín nhiệm ở mức tốt và khá, không có tiêu chí nào yếu).
2. Đáp ứng được nhiệm vụ, nhưng có mặt còn hạn chế: o
(trên 80% tiêu chí trở lên tín nhiệm ở mức khá và trung bình trở lên, không có tiêu chí nào yếu)
3. Giảm sút so với hiện tại, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại: o
(mức độ tín nhiệm thấp hơn mức ở Mức 2).
IV. Ý kiến đề nghị bổ nhiệm lại:
- Đồng ý: o
- Không đồng ý: o
V. Theo đồng chí thì, đồng chí ...................................(*) cần phải chú ý điểm nào khi tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức vụ hiện tại.
…………………………………………………………………………………
……………………………………..
có thể (hoặc không) ký và ghi họ tên.
Ghi chú: - (*) Do bộ phận làm công tác cán bộ của đơn vị hoặc cơ quan làm công tác cán bộ cấp trên ghi
-(* *) Đánh dấu (x) vào 01 trong các mức tín nhiệm ở từng nội dung, tiêu chí tương ứng.