Sống là kính Chúa, yêu nước

 

 

Linh mục Lê Ngọc Hoàn (thứ 2 trái sang) chụp ảnh cùng các đại biểu, cử tri sau buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Duy Hưng

Trong cái nắng, cái rét se sắt của chiều cuối đông Tân Mão - cái tiết trời đất giao mùa Đông qua, Xuân tới ấy, chúng tôi được gặp Linh mục Lê Ngọc Hoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định để trò chuyện thân tình về sự đạo, sự đời. Dù đã ở cái tuổi “bảy mươi xuân” nhưng ánh mắt, nụ cười và nhiệt huyết dành cho công việc của Linh mục vẫn tươi vui, mạnh mẽ. Linh mục Lê Ngọc Hoàn có 50 năm gắn bó với đồng bào công giáo, 15 năm liên tục tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định, là đại biểu Quốc hội khoá XII, XIII, với sự dấn thân, nhiệt thành thực hiện đường hướng chung của Giáo hội “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” và tinh thần trách nhiệm cao khi tham gia các hoạt động nghị trường, Linh mục đã có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của quê hương, xứ đạo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và vinh dự được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp đoàn kết dân tộc… Những đóng góp của đồng bào công giáo Nam Định, của Linh mục Lê Ngọc Hoàn đã góp phần cùng đồng bào cả nước thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

PV: Xin Linh mục chia sẻ về những đóng góp của mình và sự phát triển của đồng bào công giáo tỉnh Nam Định thời gian qua?

Là một Linh mục nhưng cũng là một công dân của đất nước nên tôi nghĩ mình phải làm tròn nghĩa vụ là kính Chúa và yêu nước. Tôi nghĩ, đây cũng là suy nghĩ của đông đảo đồng bào công giáo theo đường hướng của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Thư chung năm 1980. Mới đây, Đức Giáo hoàng lại tiếp tục nhắn gửi đến đồng bào công giáo: Người công giáo tốt phải là người công dân tốt. Với chỉ dẫn đó, chúng tôi đã làm hết sức mình, nỗ lực, cố gắng dâng hiến cho sự phát triển của đất nước, thể hiện lòng kính Chúa, yêu nước đồng hành cùng dân tộc. Tôi cùng giáo dân đã và đang thực hiện việc gì có ích lợi cho dân tộc, cho nước nhà thì tích cực tham gia. Hiện nay, tôi đang quản nhiệm giáo xứ Lạc Thành (Giáo phận Bùi Chu) và là Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định, đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII nên thực thi kính Chúa và yêu nước vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm của người công dân.

Nam Định là tỉnh có đông đồng bào theo đạo công giáo (chiếm hơn 22% dân số cả tỉnh), trong đó riêng Giáo phận Bùi Chu có gần 400.000 giáo dân. Với đường hướng hoạt động theo tinh thần của Thư chung 1980: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định đã tập hợp, đoàn kết được nhiều thành phần, nhiều linh mục và đông đảo bà con giáo dân trong khối đại đoàn kết các dân tộc của tỉnh. Có thể nói, Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định có quy mô tổ chức và hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả. Các huyện trong tỉnh đều có Ban Đoàn kết Công giáo nên phong trào thi đua yêu nước sống tốt đời, đẹp đạo ở các xứ đạo đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh xây dựng quê hương Nam Định giàu đẹp. Với phương châm, hướng những hoạt động cụ thể ích đạo, lợi đời về khu dân cư của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều họ đạo đạt danh hiệu “Họ đạo tiên tiến”, nhiều gia đình công giáo đạt danh hiệu “Gia đình công giáo gương mẫu”, nhiều giáo dân trở thành điển hình tiên tiến...

PV: Linh mục trao đổi cụ thể về cách xây dựng mối đoàn kết giữa các tôn giáo ở Nam Định?

Trăm

miền

đất

nước

nức

thi

đua

mạnh

bước

tiến

trên

đường

đổi

mới

Một

dải

giang

sơn

tưng

bừng

phát

triển

vững

lòng

tin

đi

tới

tương

lai

Văn Ngọc Lễ

Chúng ta đều thấy, các tôn giáo ở Việt Nam đều có chung mục đích vì sự phát triển của con người nên hòa hợp trong cộng đồng dân tộc và có mối quan hệ đoàn kết, thân thiết. Ở Nam Định hiện nay đồng bào lương - giáo sống chung trong các xã, các huyện của tỉnh, đã từ lâu không còn phân biệt ai bên lương, ai bên giáo. Trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đồng bào lương và giáo đều chung tay, góp sức để nâng chất lượng cuộc sống. Vào những ngày lễ tết vẫn phát huy truyền thống đoàn kết, thân ái của cha ông, đến thăm hỏi, chúc mừng nhau những điều may mắn, tốt lành và động viên nhau khi ốm đau, hiếu hỉ. Tôi có thể tự hào là đến nay, ở Nam Định không xảy ra mẫu thuẫn giữa đồng bào lương - giáo.

Hiện tại, tôi đang ở Giáo xứ Lạc Thành (xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) nơi có 3.400 giáo dân (chiếm 26% dân số của xã) mấy năm nay đều đạt danh hiệu “Giáo xứ tiên tiến”. Bà con giáo dân ở Lạc Thành sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng với cơ chế chính sách đổi mới của Nhà nước, sự năng động của người dân nên kinh tế ở Lạc Thành phát triển khá nhanh, đời sống giáo dân ổn định, nhiều nhà cao tầng khang trang mọc lên, đường làng sạch đẹp. Con em giáo dân có điều kiện thuận lợi để học hành. Lạc Thành có 25 em đang học đại học, cao đẳng, nhiều em đã tốt nghiệp đại học và tìm được việc làm phù hợp. Giáo xứ thành lập được Hội Khuyến học, hằng năm tổ chức khen thưởng những em đạt thành tích cao trong học tập, động viên giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Cùng với đó, Lạc Thành còn thành lập các hội đoàn Công giáo. Các hội này đã cùng bà con bên lương đoàn kết, góp sức xây dựng làng, xã văn hoá phù hợp với quy định của Nhà nước và các giá trị văn hoá dân tộc.        

PV: Trong thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới, Linh mục đánh giá thế nào về đổi mới trong chủ trương, đường hướng của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo?

50 năm gắn bó với đồng bào công giáo nên tôi chứng kiến, cảm nhận được nhiều điều. Trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945, toàn dân cùng nỗ lực, đồng lòng để đánh đuổi giặc ngoại xâm, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc. Thời điểm này, Đảng, Chính phủ ta đã huy động và phát huy được sức mạnh vĩ đại của toàn dân tộc để chiến thắng kẻ thù. Đồng bào công giáo ủng hộ mạnh chủ trương, đường hướng của Đảng, Chính phủ. Vào thời điểm đó, cụ Giám mục Bùi Chu đã sẵn sàng hiến dây chuyền vàng cho “Tuần lễ vàng”. Cũng sức mạnh vĩ đại đó đã đưa cuộc kháng chiến thần thánh 9 năm đến chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và Đại thắng mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Nam - Bắc sum họp một nhà cùng đi lên CNXH. Đặc biệt, sau Đại hội VI của Đảng - Đại hội đổi mới, thì chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta được cởi mở hơn. Đối với tôn giáo nói chung, công giáo nói riêng xã hội cũng có cái nhìn đúng đắn hơn. Hiện nay, đất nước ta đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới, tích cực hội nhập quốc tế thì chủ trương, đường hướng của Đảng, Nhà nước về tôn giáo càng rộng mở. Tín ngưỡng tôn giáo được coi là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tôi thấy, chính nhờ đường hướng rộng mở đó mà những năm gần đây có nhiều giáo dân tích cực phấn đấu trở thành cán bộ, đảng viên của Đảng. Ở Nam Định, có nhiều xã cán bộ chủ chốt là người theo đạo. Nhiều cấp ủy viên, bí thư chi bộ là người công giáo… Chính bởi vậy mà Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo nhưng cùng chung sống hòa bình, đồng hành cùng dân tộc vì sự phát triển của đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Năm 2011, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ XI và toàn dân tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII. Đảng và Quốc hội đã có chủ trương, chương trình thực hiện cho toàn khóa. Tôi mong muốn nghị quyết, chương trình, mục tiêu mà Đảng, Quốc hội đã vạch ra sẽ được toàn dân thực hiện thành công.

PV: Để đưa chủ trương của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vào lòng của đồng bào công giáo, theo Linh mục cần xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất như thế nào?

Thực tiễn vừa qua cho thấy, ở những địa phương, cơ sở có đông đồng bào công giáo nếu có nhiều cán bộ, đảng viên là người công giáo sẽ là điều rất tốt lành. Vì chính những đảng viên, cán bộ này sẽ tích cực đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống công giáo thuận lợi, hiệu quả hơn. Do vậy, Đảng, Nhà nước cần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên người công giáo có đạo đức; có tấm lòng kính Chúa, yêu nước; có trình độ chuyên môn tốt… Họ là những hạt nhân hiểu, nắm được phong tục, suy nghĩ của đồng bào công giáo và có cách vận động, tuyên truyền làm cho đồng bào công giáo hiểu và tích cực chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và tham gia xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội tốt. Tôi thấy, hiện nay những xã của Nam Định có nhiều cán bộ cơ sở là người công giáo tham gia chính quyền, tổ chức đảng thì là những nơi vận động bà con giáo dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Những xã này rất ít tệ nạn xã hội, an ninh được đảm bảo, bà con thương yêu, đùm bọc nhau và tích cực phát triển kinh tế gia đình, làm từ thiện.

Tất nhiên, đội ngũ cán bộ ấy phải được đào tạo, có tư duy đổi mới, dám dấn thân cùng xã hội, không thờ ơ với những chương trình phát triển cũng như tình trạng nghèo đói và tệ nạn xã hội, phải đặt mình là thành viên của cộng đồng dân tộc với tất cả quyền lợi và trách nhiệm.

PV: Với cương vị là Phó chủ tịch ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XIII, Linh mục có dự định gì trong thời gian tới để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của đất nước để đạo và đời ngày càng gắn bó?

Với cương vị nào tôi cũng chỉ mong muốn quy tụ được đồng bào công giáo “đồng hành cùng dân tộc”, tham gia xây dựng đất nước phồn vinh, đổi mới để đạt được mục tiêu sống phúc âm giữa lòng dân tộc và ngày càng phát triển.

Với bản thân, tôi cố gắng sắp xếp thời gian, công việc để hoàn thành nhiệm vụ của một linh mục với bà con giáo dân; góp công sức cùng Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định xây dựng được khối đoàn kết toàn dân. Là một đại biểu của nhân dân, tôi luôn sâu sát, lắng nghe những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân để kịp thời phản ánh tới Quốc hội. Tại Quốc hội khóa XII, tôi đã tiếp nhận hàng trăm kiến nghị của người dân để gửi tới Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền. Qua một khóa làm đại biểu Quốc hội, tôi tâm đắc là hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới. Trong nhiệm kỳ khóa XIII này, tôi sẽ tiếp tục phát huy, một mặt lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của cử tri, trong đó có đông đảo giáo dân để kiến nghị với Quốc hội, mặt khác tôi cũng góp phần giải thích và chuyển tải pháp luật mà Quốc hội đã thông qua tới người dân. Giám sát là hoạt động quan trọng của Quốc hội đang được cử tri rất quan tâm, tôi sẽ chú trọng cùng với các đại biểu thực hiện chức năng này để góp phần vào tiến trình đổi mới hoạt động của Quốc hội. Đồng thời có những ý kiến đúng, sát để có thể đóng góp cho dự thảo Luật Tôn giáo khi Quốc hội đưa ra thảo luận. Tôi hy vọng Luật Tôn giáo sẽ sớm được ban hành để có hành lang pháp lý làm cơ sở cho tôn giáo hoạt động thuận lợi, góp phần phát triển đất nước.

PV: Nhân dịp xuân mới, Linh mục có chia sẻ cảm xúc, lời nhắn gửi tới người dân Việt Nam, bà con giáo dân để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo?

Tôi chỉ mong muốn bà con giáo dân, đồng bào trên cả nước hãy phát huy tinh thần yêu nước có từ ngàn đời để chung tay xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng bào công giáo hãy tiếp tục thực hiện Thư chung năm 1980 của Đức Giáo hoàng là “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” để đem lại hạnh phúc cho gia đình, cho mọi người, cho xã hội và cho dân tộc Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn Linh mục. Chúc Linh mục, bà con giáo dân Nam Định và trên cả nước sức khoẻ, có một mùa Xuân an lành, hạnh phúc!

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất