Tạo động lực thi đua từ đổi mới công tác khen thưởng
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Bắc Giang lần thứ III

Những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung của đất nước, trở thành một công cụ của Đảng, Nhà nước trong việc tổ chức, xây dựng và thúc đẩy nhiều phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng... Thông qua các phong trào thi đua, các gương điển hình, tiên tiến được phát hiện và nhân rộng, có những khen thưởng xứng đáng, góp phần tích cực trong việc động viên các cá nhân, tập thể phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Nhiều nơi tổ chức phong trào thi đua còn mang tính hình thức, khen thưởng còn tràn lan, hoặc khen thưởng theo kiểu phân bổ chỉ tiêu, thường khen vào cuối năm hoặc khen thưởng thành tích cao vào ngày truyền thống, ít khen thưởng thường xuyên và đột xuất. Việc bình xét, khen thưởng các danh hiệu thi đua vào dịp cuối năm nhiều khi rất hình thức; trong một cơ quan, đơn vị có tình trạng đề nghị cấp trên khen luân phiên, năm nay tập thể, cá nhân này được khen, sang năm đến tập thể, cá nhân khác. Những điều đó làm mất đi ý nghĩa, tác dụng của thi đua, ít tạo được sức động viên đối với các cá nhân, tập thể, làm giảm hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

Để đổi mới công tác thi đua và khen thưởng, theo chúng tôi cần thực hiện mấy giải pháp sau:

Đối với phong trào thi đua, cần xác định rõ chủ đề, nội dung, hình thức thi đua, gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, tiêu chí thi đua cũng cần xác định rõ ràng, coi trọng các sáng kiến nâng cao hiệu suất công việc, có điểm mới, nổi bật so với năm trước, tạo điều kiện cho các cá nhân, đơn vị đều có cơ hội thi đua và công bằng trong khen thưởng.

Đối với công tác khen thưởng, cần chuyển từ khen thưởng cuối năm là chủ yếu sang khen thưởng thường xuyên, đột xuất, kể cả đề nghị cấp trên khen thưởng đột xuất. Để làm tốt công tác khen thưởng thường xuyên, đột xuất, các cơ quan, đơn vị và bộ phận làm công tác thi đua phải thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những gương người tốt, việc tốt... Đồng thời, chú ý đến công tác tuyên truyền, công bố rộng rãi việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong toàn thể cơ quan, đơn vị. Như vậy, khen thưởng mới mang tính kịp thời, công tác thi đua mới thực chất và có tác dụng tích cực.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất