Năm
1945, cách mạng Tháng Tám bùng nổ, tôi vác gậy theo người lớn lên huyện giành
chính quyền. Thực dân Pháp quay lại cướp nước ta, chúng gây hấn ở Nam Kỳ. Tôi
được một nhà yêu nước xin cho gia nhập đoàn quân Nam Tiến làm liên lạc.
Từ Hà
Nội, chúng tôi hành quân vào Nam.
Đến đầu cầu núi Ngọc, lúc bình minh vừa ló rạng, nhìn gần, cây cầu hình bán
nguyệt tuyệt đẹp như từ sông mọc lên, như một cánh lưới mỏng ai đính lên nền trời.
Một điệu hò sông Mã vút lên từ con đò dọc căng buồm nâu ngược sông Mã:
Hò ơ... núi Rồng núi Ngọc
cao cao
Nhác trông chốn ấy khác
nào động tiên...
Cuối
1950, tôi được sang Liên Xô tu nghiệp, cuối 1953 về nước, ở đơn vị pháo chiến dịch
Điện Biên. Một giặc lái bị ta bắt sống tiết lộ: trước khi quân Pháp ký hiệp định
đình chiến, chúng sẽ oanh kích một số mục tiêu trên miền Bắc, trong đó có Hàm Rồng.
Đại đội pháo chúng tôi nhận lệnh xuôi sông Mã về Hàm Rồng trực chiến. Hôm ấy 8
máy bay khu trục địch đến oanh kích Hàm Rồng, một cái rơi ở Hòa Bình bị chúng
tôi bắn trọng thương .
Những
ngày cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, trực chiến và đánh trả máy bay địch ở
Hàm Rồng, tìm hiểu, tôi biết Hàm Rồng là địa danh nằm trên diện tích đất tự
nhiên 4km2 của làng cổ Đông Sơn (nay là phường Hàm Rồng). Năm 1924, một nông
dân khẩn hoang ở núi Rồng phát hiện ngôi mộ cổ táng trong lòng đất, người chết
chôn theo nhiều vũ khí (cung tên, kiếm...). Thêm nhiều cuộc khai quật khảo cổ
khác và đến năm 1934, văn hóa Đông Sơn được công nhận và trở lên nổi tiếng thế
giới. Tên Hàm Rồng ra đời từ dãy núi có hình tượng Rồng dài 3km như con đê khổng
lồ ở đoạn cuối bờ nam hạ lưu sông Mã, đỉnh núi Đuôi Rồng giáp Giàng, nơi bắt đầu
đất làng cổ Đông Sơn, đỉnh núi Đầu Rồng ở cuối đất làng Đông Sơn há to hai hàm
làm thành hang Mắt Rồng, dõi nhìn biển Đông. Núi mang tên Hàm Rồng (gọi tắt là
núi Rồng).
Từ
nơi đầu nguồn núi bao bọc, sông Mã bắt nguồn từ bao sông suối, vượt bao thác,
ghềnh, tạo bao bến bãi, bờ sôi ruộng mật trải dài hơn 500 km, đi gặp núi Rồng
trên đất làng cổ Đông Sơn, làm nên bức tranh sơ thủy hữu tình:
Non
xanh xanh
Nước
xanh xanh
Nước
non như thể bức tranh tình
(thơ
Tản Đà)
Với
kho chuyện dân gian kỳ thú, cùng vô số di tích lịch sử, là nguồn cảm hứng vô tận
cho nhiều văn nhân từ Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Vua Thánh Tông, vua
Hiển Tông, vua Nghệ Tông, Sầm Phố, Tản Đà, Xuân Diệu, Huy Cận, Trinh Đường...
Nơi đây từ năm 1902-1905, bắt đầu cuộc đời cây cầu thép hùng vĩ, nổi tiếng về kỹ
thuật, mỹ thuật biểu tượng cho trí tuệ con người đầu thế kỷ XX. Hàm Rồng vừa nổi
tiếng cảnh đẹp tự nhiên, vừa nổi tiếng cảnh đẹp do bàn tay lao động của con người
nơi vị trí chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với vùng Bắc Trung bộ,
đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh với cả nước, có tầm quan trọng chiến lược về quốc
phòng, an ninh...
Sau
khi chiếm nước ta, cùng việc xây cầu Hàm Rồng, người Pháp lập khu công nghiệp
Hàm Rồng với quy mô vài nghìn công nhân để khai thác thuộc địa.
Cuối
tháng 2-1947, ta đánh sập cầu xuống sông Mã, cản bước giặc trong ra, ngoài vô
và từ biển ngược sông Mã. Nhưng với ta khi đó, Hàm Rồng vẫn trên bến dưới thuyền,
ngày đêm tải lương, đạn dược, đưa đón các đoàn quân đi kháng chiến, nên máy bay
giặc Pháp thường oanh kích. Từ Hàm Rồng theo sông Mã đi Điện Biên, Lai Châu,
Lào, ra biển đi các tỉnh trong nước, ra thế giới...
10
năm sau hòa bình 1954 là thời kỳ miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh. Hàm Rồng
khi ấy chưa thuộc thị xã Thanh Hóa nhưng đã hình thành khu công nghiệp bề thế,
làm cho cảnh Hàm Rồng nhất là về đêm từ đỉnh núi Rồng nhìn xuống, hai bên bờ
sông hai đầu cầu ánh sáng điện rực sáng ở khúc hạ nguồn sông Mã... như đang mở
ra thiên đường.
Cầu
Hàm Rồng thế hệ thứ II được xây dựng và mang tên ngày sinh Bác Hồ (cầu 19-5),
là công trình kỹ thuật thể hiện tài trí của giai cấp công nhân trẻ Việt Nam.
Ta
biết đánh sập cầu thép cũ
Đã
dựng nên chiếc cầu trụ diệu kỳ
Biết
phá biết xây nên ta biết giữ
Một
công trình cho cả nước ta đi.
(thơ Trinh Đường)
Trong
cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Hàm Rồng lại nổi lên là
một điểm sáng anh hùng. Ngày 3-4-1965, xe chúng tôi đến gần đầu cầu núi Rồng,
máy bay Mỹ đến đánh cầu, một quả rốc-két nổ gần làm xe hư giữa đường, chúng tôi
vội ra khỏi xe, cùng tiến về phía tiếng hô vang trên trận địa: Máy bay địch bổ
nhào xuống cầu. Bình tĩnh nhằm nó bắn!
Loạt
bom giặc vừa ném xuống sông, đất cát, nước tung phả vào trận địa, ai nấy ướt mẻm,
nóng rát, nhiều khẩu súng bị ướt, bị tắc không bắn được. Trong phút hiểm nghèo,
anh em động viên nhau bình tĩnh, lau chữa súng và tiếp tục chiến đấu.
Một
quả bom rơi gần nổ tung lên, đất vùi quá nửa người, anh em nhoài lên sang trận
địa hai.
Quả
bom khác rơi sát trận địa bên phải, công sự bị lấp, các xạ thủ nhanh chóng trở
lại nơi cũ. Thuấn liền cầm hai chân trung liên đạt lên vai mình cho Lúng bắn.
Trong tiếng gầm rú của máy bay, bom đạn, Thuấn thét lên: Giặc Mỹ đến gieo ác,
nhằm trúng nó mà bắn!
Nhóm
súng trường của Tam, Hiên, Khiền bên trái cầu, vừa đánh trả địch, vừa quan sát
báo cáo về chỉ huy.
Bị hạ
nhiều máy bay, giặc điên cuồng trả đũa.
Loạt
bom nổ ngang núi Rồng, bụi đất phả vào mắt Thuấn, chúng tôi người giúp Thuấn rửa mắt, người thay Thuấn cầm hai
chân trung liên đặt lên vai mình cho Lúng bắn. Khiền bị đá rơi vào đầu, lịm đi
không nói được, hai nữ dân quân cứu thương đến băng vết thương cho Khiền, định
đưa Khiền về tuyến an toàn chăm sóc. Khiền tỉnh dần, nói: Hiên ơi, mình phải ở
lại trận địa chiến đấu đến cùng.
Bom nổ
dưới sông, nước dâng lên cuốn Tam ra giữa dòng. Tam cố giơ cao súng bơi vào, xé
áo lau súng, lại tiếp tục bắn...
Máy
bay giặc xâm phạm bầu trời Hàm Rồng, Hàm Rồng bỗng thành rồng phun lửa thiêu
chúng. Súng mặt đất, súng trên cây, súng nhà cao tầng, súng trên đỉnh núi...
súng ta đan lưới lửa lên trời. Những con ma, thần sấm hùng hổ, lồng lộn giữa trời
như cá trong lưới...
Một
cái bè dài lớn, không người điều khiển bồng bềnh trôi, cách cầu khoảng 100m. Nếu
không cột vào bờ, bè trôi tới cầu, gặp dòng chảy quẩn xiết, bè quấn vào trụ giữa
cầu, gây nguy hiểm... Tôi liền bơi ra sông kéo dây cột bè vào bờ. Vừa lúc đó loạt
bom giặc ném xuống sông, nước dâng lên, quật nửa bè vắt lên bờ và kéo tôi ra
sông. Tôi quyết bơi vào, tiếp tục cùng anh em chiến đấu.
Tin
chiến thắng ta hạ chiếc máy bay Mỹ thứ 17 như tiếp thêm sức mạnh cho mọi người...
Từ
các làng, cụ ông, cụ bà theo con cháu gánh cơm, gánh nước ra trận địa. Sau bữa
“khao” dã chiến tại trận địa cùng các chiến sỹ gang thép, thủ trưởng Mai Gia Vọng
tiễn chúng tôi về Hà Nội. Đêm ấy trên đường về, chúng tôi lại gặp địch thả pháo
sáng, oanh kích xe chạy trên đường, ngồi xe chạy với đèn ngầm tôi nghĩ về chỉ
huy Mai Gia Vọng đội bom đạn, bám trận địa truyền khẩu lệnh đánh trả địch, nghĩ
về xạ thủ Nguyễn Văn Khiền nhiều lần như chết đi sống lại vẫn không rời trận địa,
nghĩ về xạ thủ Thuấn cầm hai chân trung liên giữ trên vai mình cho Lúng bắn,
nghĩ về hai nữ dân quân thăn thoắt tiếp đạn, cứu thương, nghĩ về những người chết
chôn theo vũ khí trong các ngôi mộ táng dưới đất núi Rồng hàng ngàn năm trước...
nghĩ về câu ca dao cũ ghi lại cảnh người nông dân Hàm Rồng xưa theo các vua
chúa đi đánh giặc:
Thùng
thùng trống đánh quân sang
Chợ
Già trước mặt quán Nam
bên đường
Qua
Triêng thì lại đến Giàng
Qua
quán Đông Thổ vào làng Đình Hương
Anh
đi theo chúa Tây Sơn
Em
về cày cấy mà thương mẹ già.
Càng
nghĩ, tôi càng tin tưởng, tự hào về sự trường tồn, phát triển của quê hương, đất
nước.
Đông
Sơn, Hàm Rồng, địa linh nhân kiệt, trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược đã trở
thành pháo đài thép cùng với Yên Vực, Nam Ngạn viết nên huyền thoại về cây cầu
thép được mang tên ngày sinh Bác Hồ, được cả nước và thế giới ca ngợi.
Chào Đông
Sơn thôn anh hùng chống Mỹ
Nơi
khai sinh nền văn hóa quê nhà...
Cánh
chim lạc Việt bay từ thuở ấy
Nâng
ta lên cánh én bạc ngày nay
Đánh
đuổi Mỹ với sức bốn ngàn năm đứng vững
Đồng
Đông Sơn là xương cốt núi sông này.
(thơ Huy Cận)
Trải
bao thăng trầm lịch sử, Đông Sơn, Hàm Rồng vẫn giữ được nhiều nét đẹp của một
làng quê Việt Nam
truyền thống. Từ năm 2003, Đông Sơn chuyển hướng phát triển kinh tế du lịch.
Hơn 100 ha đồi núi trọc trong kháng chiến chống Mỹ đã phủ xanh thông, keo...
thành lâm viên Hàm Rồng, nhiều dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch, cách cầu
Hàm Rồng 300m về phía hạ nguồn là cầu mới Hoàng Long. Trong quy hoạch phát triển
thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, vùng hạ lưu sông Mã có
cầu Nguyệt Viên, cảng khách Hàm Rồng-Nam Ngạn. Khi ấy cầu Hàm Rồng sẽ hiện lên
giữa thành phố, như cầu Long Biên giữa Thủ đô Hà Nội. Đài tưởng niệm chiến thắng
Hàm Rồng sẽ nhắc ta nhớ tới những chiến công oanh liệt rất đỗi tự hào...
Lương dân