Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ: Vấn đề là ở cấp uỷ hay đảng viên?

Hiện nay nhiều nơi đang sơ kết hơn hai năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Kết quả cho thấy nhiều nơi có chuyển biến tích cực về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi uỷ, chi bộ, duy trì nền nếp sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ; nhiều chi bộ đã chú trọng sinh hoạt chuyên đề, quan tâm đổi mới nội dung, hình thức và quy trình sinh hoạt chi bộ. Tuy nhiên, qua kiểm tra và phân tích vụ việc báo chí nêu cho thấy vẫn một số nơi tổ chức đảng bị tê liệt hoặc vô hiệu hoá, hiện tượng mất dân chủ trong sinh hoạt đảng không còn là chuyện hiếm gặp. Mới đây, Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo về Phát huy dân chủ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng để góp phần giảm các vi phạm nội bộ Đảng đã nhận được nhiều ý kiến tham luận. Có ý kiến cho rằng chất lượng sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn thấp là do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Có cơ quan, bí thư cấp uỷ đồng thời là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, dùng quyền lực điều khiển tổ chức đảng hoạt động theo ý riêng của mình, hoặc tìm cách không cho ai ngăn cản mình ra những quyết định sai trái. Đảng viên thì không dám nói chính kiến của mình, né tránh các vấn đề phức tạp, ngại đấu tranh, nhất là góp ý kiến với cấp trên. Ở một số nơi, lãnh đạo không muốn hoặc không có thói quen nghe những ý kiến trái chiều.

Trước thực tế trên, theo chúng tôi:

Một là, muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ, trước hết người đứng đầu cấp uỷ-bí thư phải có tâm và đủ tầm để giữ vai trò “đầu tàu” của tổ chức đảng. Người đứng đầu cấp uỷ có tâm thì mới đặt việc công lên trên hết, trước hết; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, kể cả những ý kiến trái chiều. Người đứng đầu cấp uỷ có tầm thì mới đủ năng lực, trình độ để định hướng cho tập thể cấp uỷ xây dựng chương trình hoạt động thiết thực, hiệu quả, xây dựng dự thảo nghị quyết có chất lượng, khơi gợi cho tập thể chi bộ thảo luận, đề ra giải pháp khắc phục khâu yếu, mặt yếu, những vấn đề nổi cộm ở cơ quan, đơn vị.

Hai là, đảng viên phải phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, đề cao ý thức trách nhiệm của người đảng viên, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng và cùng tập thể chi bộ thảo luận đề ra các giải pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, xây dựng cơ quan, chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Trước những hiện tượng không lành mạnh, tiêu cực hoặc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, đảng viên phải đề cao “tính đảng”, mạnh dạn, thẳng thắn phê bình, đấu tranh. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng dân chủ hình thức, độc đoán, chuyên quyền, xây dựng tập thể cấp uỷ, chi bộ thành một khối đoàn kết thống nhất thực sự, vững chắc.  

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ không chỉ nhằm mục đích đề ra những biện pháp lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, mà còn phải xây dựng chi bộ thật sự trong sạch, vững mạnh để mỗi chi bộ là một pháo đài chiến đấu, mỗi đảng viên là một chiến sĩ dũng cảm, đi tiên phong trên mặt trận chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và lạc hậu.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ chắc rằng còn nhiều vấn đề liên quan, nhưng có lẽ đây là hai vấn đề cốt lõi. Một câu hỏi đặt ra là vấn đề có tính quyết định là ở nơi cấp ủy hay nơi đảng viên? Đây là câu hỏi không dễ trả lời, rất mong được trao đổi cùng bạn đọc.

Phản hồi (5)

Ngọc Tân 15/07/2010

Theo tôi, vấn đề chính vẫn là ở nơi cấp ủy, nhất là đồng chí bí thư. Bí thư nhất thiết phải có tâm và có tầm. - Có tâm để đặt cái chung, lợi ích tập thể, sự nghiệp của Đảng lên trên tất cả để mà hành động. - Có tầm là để có đủ năng lực nhận xét, đánh giá và định hướng tư tưởng của đảng viên nhằm hướng tới mục tiêu trọng tâm và hiệu quả. - Còn đảng viên thì hầu hết đều có trình độ, mỗi người đều sẵn có những tiềm năng và ai cũng muốn phát huy dân chủ, cũng muốn đóng góp xây dựng Đảng. Chỉ có điều là có được nói hay không, nói ra có được cấp ủy đón nhận một cách công tâm hay không. - Khi có cấp ủy tốt, công tâm, cầu tiến thì tự nhiên sẽ phát huy được sức mạnh tập thể, đây là tiềm năng rất lớn để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Vài ý kiến riêng xin mạnh dạn trao đổi cùng hai bạn Mạnh Tuấn và Thanh Liêm.

Lê Thành Nơi 29/12/2009

Theo ý kiến tôi vấn đề quan trọng là do cấp ủy ấn định sau khi có sự thống nhất đa số trong đảng viên

Lê Văn Lê 18/12/2009

Tự cổ XH loài người trong quá trình phát triển của nó song hành với những phát kiến vĩ đại đó là những mâu thuẫn trong xã hội về những vấn đề liên quan đến quyền lực nhà nước. Để giải quyết vấn đề này nhiều học thuyết ra đời trong đó có họcc thuyết về tam quyền phân lập (ở đây chỉ bàn về cách giải quyết vấn đề, không liên quan đến hệ tư tưởng) trong đó quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Các nước phát triển trên thế giới và hiên nay Đảng ta cũng đã và đang chủ trương xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tức một đát nước mà pháp luật luôn được đặt lên trên hết mọi cá nhân, mọi người phải sống theo hiến pháp và pháp luật. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, bộ máy nhà nước được nhận định là cồng kềnh, kém hiệu quả đang dần được tinh giảm để đạt hiệu quả hơn. Trong quá trình tinh gon đó, đối với chính quyền cấp xã ở những nơi không còn HĐND, Đảng chủ trương thí điểm thống nhất hai chức vụ bí thư và chủ tịch, điều này về mặt nào đó vẫn chưa có cơ sở lý luận phù hợp vì theo nhận định trước đây Đảng không có quyền lực gì ngoài quyền lực chính trị. Nhưng dẫu sao việc này vẫn chấp nhận được . Do đây chỉ là thí điểm và về bản chất của sự phát triển đó là sự mày mò học hỏi để đi đến cái tốt hơn. Trở lại việc chức vụ đảng và chính quyền tại các tổ chức khác đang dần được hợp nhất một cách nhanh chóng và ngày càc đại trà, tôi hết sức đông ý với phân tích của bạn Minh Tuấn và Thanh Liê

1 2

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất