Ngày 14-3, tại Nhơn Trạch, Đồng Nai, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại úy, liệt sĩ Vũ Quang Chương. 15 năm trôi qua kể từ ngày liệt sĩ Chương và 2 đồng đội của anh ngã xuống lòng biển, nhà giàn DK1 vẫn vững vàng, kiêu hãnh nơi đầu sóng ngọn gió.
Tôi gặp bác sỹ Hoàng Thị Hoài trong căn phòng làm việc nhỏ bé mà ấm cúng của chị, với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, chị cho biết:“mình đến với ngành y ban đầu như một sự ngẫu nhiên”. Vậy mà thấm thoắt cũng đã 30 năm gắn bó với nghề thầy thuốc, với công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, điều đó không hề ngẫu nhiên mà có lẽ là duyên tiền định!
Ở thôn Bản Lềnh, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, bà con ai cũng quý mến Sùng A Tỉnh. Anh không những là Bí thư Chi bộ bản Lềnh trẻ, 31 tuổi, người dân tộc Mông năng động, nhiệt tình với công tác đảng mà còn là một tấm gương sáng trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1995, bác sỹ Nguyễn Xuân Tạo về nhận công tác tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Hơn 18 năm gắn bó với nghề thầy thuốc, bác sỹ Tạo đã có nhiều đóng góp tích cực cho Ngành Y và Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
27 tuổi, đảm nhận cương vị Chủ tịch UBND xã Trung Thu (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên), với đảng viên trẻ Vừ A Ký quả là một niềm vinh dự lớn nhưng cũng là một thử thách lớn. Thế nhưng, anh đã rèn luyện, phấn đấu được đồng bào dân tộc Mông ở Trung Thu tin yêu.
Nữ Bí thư Chi bộ 20 Hà Thị Tân (Đảng bộ phường Pú Trạng, TX Nghĩa Lộ, Yên Bái) suy nghĩ: “Để học và làm theo Bác thì rất nhiều nhưng với bản thân mình là một người nông dân thì trước hết nên học ở Bác sự cần, kiệm. Cần ở đây có nghĩa là cần cù chịu khó, kiệm là tiết kiệm. Vì thế mình và gia đình đẩy mạnh việc tăng gia sản xuất, tiết kiệm trong chi tiêu tích luỹ làm giàu cho gia đình và vận động bà con dân bản cùng thực hiện”.
Nhớ lại những năm tháng mới lên nhận công tác tại Mù Cang Chải, cô giáo Tâm xúc động chia sẻ: “Khi mới lên công tác trên này, tôi chưa quen được khí hậu, thời tiết. Bố mẹ tôi rất lo nên đã khuyên tôi về xuôi nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến cảnh trẻ em vùng cao vẫn còn mù chữ thì tôi thấy rất thương, không thể bỏ về được. Tôi đã quyết tâm lập nghiệp trên mảnh đất vùng cao này. Giờ đây, Mù Cang Chải đã trở thành quê hương thứ hai của tôi”.
Cựu chiến binh, đảng viên Nguyễn Quang Tuyến là một trong những tấm gương vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng của xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Không chỉ làm kinh tế trang trại giỏi, có thu nhập cao, người lính Cụ Hồ năm xưa còn nổi danh khắp vùng nhờ sưu tầm và sản xuất các sản phẩm gỗ từ rễ và gốc cây khô...