Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm của mình đến hoạt động ngân hàng và ngành Ngân hàng. Người luôn dặn dò cán bộ Ngân hàng phải nâng cao đạo đức cách mạng và hết lòng phục vụ nhân dân. Thấm nhuần lời dạy của Bác, cán bộ ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng luôn tu dưỡng, rèn luyện; đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi cả hệ thống đang nỗ lực chuyển mình để có những bước tiến mới trong tương lai, mỗi người cán bộ, đảng viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đạo đức cách mạng, rèn đức - luyện nghề, ra sức phấn đấu về mọi mặt và đồng lòng, tin tưởng vào sự phát triển của hệ thống trong tương lai.
Thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, Thành ủy Hà Nội về nêu gương, góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, chiến sỹ, những năm qua, cán bộ, chiến sỹ, đảng viên Công an Thủ đô (CATĐ) luôn gương mẫu đi đầu trong rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong và ý thức tổ chức kỷ luật trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như trong đời sống hằng ngày.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Bởi vậy, học tập và làm theo gương Bác qua những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến đang được thực hiện ở nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng. Vậy làm sao để phương pháp này phát huy hiệu quả thiết thực?
Không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy. Những tư tưởng của Người về nghề báo đã gần thế kỷ, nhưng đến nay vẫn nguyên giá trị mà bất kỳ người làm báo nào cũng cần lấy đó làm cẩm nang cho mình.
Thực hiện Kết luận số 01- KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để việc học và làm theo Bác thực sự thấm sâu, lan tỏa, góp phần xây dựng Đảng bộ Khối ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết rằng: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Chính vì vậy, Người coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Người cũng đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải là người có nhân cách, phát triển toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Những phẩm chất đó được Người khái quát trong 2 chữ “Đức” và “Tài”.
Người cao tuổi là lực lượng quan trọng dẫn dắt con cháu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, góp phần tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu bài viết" Người cao tuổi tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc" của đồng chí Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; Chủ tịch Hội Người Cao tuổi Việt Nam.
Với đội hình tàu mặt nước chiến đấu hiện đại, Lữ đoàn 162 (Vùng 4 Hải quân) được mệnh danh là “Lữ đoàn thép” của Quân chủng Hải quân. 20 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn không ngại khó khăn, gian khổ, tích cực huấn luyện, nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật, sử dụng thuần thục vũ khí, khí tài, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, luôn xứng danh Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sỹ Hải quân.
Chiều cuối năm. Trên vùng biên giới giáp với nước bạn Lào, giữa nhà rông làng Đắk Ôn, xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, già làng A Đang nắm chặt tay Chính trị viên Đồn Biên phòng Đắk Long - Thượng tá Nguyễn Văn Ngự, nói: “Nhà mình nuôi được con heo, để dành ghè rượu ngon, Tết này nhất định bộ đội phải về chung vui với làng mình đấy”.
Là một trong số những ngôi trường cổ lâu đời nhất ở Hà Nội, Trường THPT Chu Văn An (tiền thân là Trường Bưởi) ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí nhiều người Việt Nam như một biểu tượng đẹp về văn hiến, trí tuệ, chiếc nôi của truyền thống “Yêu nước - Cách mạng - Dạy tốt - Học giỏi”, nơi đào tạo nhân tài cho Thủ đô và đất nước. Nằm nghiêng mình soi bóng bên Hồ Tây huyền thoại, chứng kiến bao thăng trầm của Hà Nội hơn một thế kỷ, thầy và trò nhà trường đang tràn đầy niềm hứng khởi, tự tin để phấn đấu trở thành trường THPT đạt chuẩn quốc tế.