Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ngành công nghiệp Thủ đô tăng trung bình 8,3%/năm, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 91%) và duy trì tăng 8,4%. Công nghiệp công nghệ cao dần phát triển ở một số lĩnh vực như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rô-bốt, na-nô, plasma, la-de, công nghệ sinh học… Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được phát triển với 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề được khuyến khích phát triển với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 305 làng nghề được công nhận, thu hút hàng chục nghìn lao động làm việc.


Sản xuất công nghiệp Hà Nội đang có dấu hiệu phục hồi mức tăng trưởng, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp cũng được quan tâm, hầu hết các cụm công nghiệp hiện có đã được lấp đầy. Hiện nay, thành phố đang chú trọng đẩy mạnh phát triển thêm các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp mới.


Thành phố đã và đang phát triển 17 KCN, khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.500ha. Trong đó, 9 KCN với tổng diện tích 1,264ha đang hoạt động ổn định. Tỷ lệ lấp đầy trên 95% đất công nghiệp gồm các KCN Thăng Long - Nội Bài; Thạch Thất - Quốc Oai; Nam Thăng Long; Sài Đồng B; KCN Hà Nội - Đài Tư; Quang Minh I; Phú Nghĩa; Khu công viên công nghệ thông tin...


Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) hoạt động trong các KCN - khu công nghệ cao, ban quản lý các KCN, khu chế xuất Hà Nội đã nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn đối với các DN đang hoạt động tại các KCN. Đồng thời, thành phố cũng thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển… Những nỗ lực cải cách này đã góp phần thu hút FDI của thành phố tăng mạnh.


Năm 2019, thành phố đã phát huy hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước, chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện đại, tiên tiến về lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để duy trì và thúc đẩy sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực này phát triển, tham gia sâu hơn vào chuối cung ứng toàn cầu, tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất đã góp phần tác động đến tăng trưởng toàn ngành công nghiệp trên địa bàn.


Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) năm 2019 tăng 8,5% so với năm 2018, trong đó: Ngành khai khoáng giảm 21,6%; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,7%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,0%.


Một số ngành công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số IIP đạt mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,8%; sản xuất đồ uống tăng 12,7%; sản xuất thuốc lá tăng 7,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 19,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 29%. Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp hơn mức bình quân chung hoặc giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất thuốc lá tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 0,3%; sản xuất kim loại tăng 2,6%; dệt giảm 6%; sản xuất các phương tiện vận tải khác giảm 6,1%.


Trong năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với năm trước như: Xe đạp hoàn chỉnh đạt 27 nghìn chiếc, tăng 8,0%; quần áo dệt kim đạt 19 triệu cái, tăng 5,6%; động cơ điện đạt 51,2 nghìn chiếc, tăng 3,4%... Bên cạnh đó, có một số sản phẩm giảm như: Bít tất đạt 15.892 nghìn đôi, giảm 2,6%; bóng đèn tròn đạt 37,6 triệu chiếc, giảm 4,3%; lắp ráp ô tô đạt 15.372 chiếc, giảm 14%; lắp ráp xe máy đạt 753,5 nghìn chiếc, giảm 15,8%.[1]


Nhìn tổng quát, Hà Nội có 8 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao, 48 cụm công nghiệp và trên 16.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp; trong đó hiện còn 1 khu công nghiệp và 30 cụm công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải; có 2.580 bệnh viện, phòng khám; gần 58.000 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng; trên 5.300 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố... đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Thành phố đã và đang xây dựng các giải pháp để bảo vệ môi trường, giảm tác hại của biến đổi khí hậu, trong đó có việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, rác thải, bảo vệ nguồn nước sạch và vấn đề phát triển nền kinh tế xanh gắn với năng lượng xanh.


Hiện nay, Hà Nội có 175.000 DN, với tốc độ tăng trưởng là 2.000 DN một năm thì bộ máy các cơ quan chức năng không thể đủ để kiểm tra, giám sát lĩnh vực môi trường của các DN. Các quy định về bảo vệ môi trường sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất sạch hơn… Cùng với đó là đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; tăng cường điều tra, kiểm kê nguồn thải, kiểm soát các hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động vận chuyển và xử lý chất thải…


Nhìn một cách tổng quát, mặc dù tốc độ tăng, quy mô kinh tế cơ bản đạt chỉ tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đề ra nhưng vẫn chưa tạo được “đột phá lớn” và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô chưa cao. Công nghiệp phát triển còn thiếu ổn định.


Một số chỉ tiêu quan trọng như xử lý ô nhiễm môi trường không khí, kiểm soát và xử lý nước thải... chưa đạt kế hoạch. Tiến độ triển khai một số dự án hạ tầng kỹ thuật thiết yếu (công trình giao thông, các nhà máy xử lý rác thải, nước thải...) còn chậm. Chương trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu vực nội đô chưa có nhiều chuyển biến; công tác quản lý, phát hiện, xử lý các vi phạm môi trường, nhất là môi trường nước, không khí chưa đáp ứng yêu cầu, để phát sinh nhiều vụ việc phức tạp, nổi cộm, chậm được xử lý, gây bức xúc dư luận.


Những hạn chế, yếu kém có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một số cấp, ngành, lĩnh vực chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động, sáng tạo, có việc còn trì trệ. Một số cán bộ, đảng viên còn thiếu trách nhiệm, ngại va chạm, đùn đẩy, né tránh. Sự phối hợp giữa các sở, ngành và giữa sở, ngành với quận, huyện, thị xã còn bị động, thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, nhất là đối với những việc phải giải quyết theo cơ chế liên ngành. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của một số đơn vị chưa thường xuyên, chưa đủ mạnh trong việc răn đe, ngăn chặn, xử lý các sai phạm. Việc nắm bắt tình hình, nhất là các yếu kém ở cấp cơ sở chưa được cấp ủy cấp trên trực tiếp quan tâm đúng mức. Các cơ chế, chính sách, giải pháp cho một số vấn đề lớn của thành phố về ô nhiễm môi trường... còn chậm và hiệu quả chưa cao.


Để khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra những bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn đến năm 2020 và những năm tiếp theo với những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, cụ thể.


Với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, TP. Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành tăng cường năng lực và phối hợp trong việc giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc triển khai, thực hiện phải tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đồng bộ, gắn với việc thực hiện các chương trình công tác lớn của Thành ủy và chủ trương, chính sách của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố. Một số giải pháp chủ yếu:


Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của các cấp chính quyền, sự tham gia chủ động, tích cực của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc kết hợp hài hòa phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường


Các cấp, các ngành phải xác định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững cần phải thể hiện được những mục tiêu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp của từng địa phương, từng ngành cụ thể. Các cấp ủy đảng cần quán triệt áp dụng chế phát triển bền vững như là cầu nối giữa các bộ, ngành, địa phương, chỉ đạo việc liên kết các vấn đề môi trường với các vấn đề phát triển công khi ban hành các quy hoạch, quyết định phát triển.


Trong tình hình hiện nay của Thủ đô, bảo vệ môi trường kết hợp với phát triển công nghiệp và ổn định xã hội là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa phức tạp, có tính chất đa ngành và liên vùng cao. Vì vậy, việc nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của mặt trận Tổ quốc cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư chính là chìa khóa đoàn kết, giải quyết những khó khăn bước đầu và tạo nên sự đồng thuận để cùng thực hiện các giải pháp được đề ra trong kết hợp phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường.


Hai là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân Thủ đô về tầm quan trọng của việc kết hợp hài hòa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường: Làm tốt việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học, ngành học...; tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho tất cả mọi đối tượng như cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân,... về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển bền vững cũng như mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường; phối hợp liên ngành giữa các ngành, các tỉnh, thành phố, cơ quan thông tấn, báo chí trong việc đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên hoặc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thông tin về môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên nhiều loại hình phương tiện thông tin đại chúng; trước khi xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp, môi trường cần tiến hành tham vấn cộng đồng và công khai các thông tin nhằm tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng về các định hướng phát triển của địa phương, qua đó có thể xác định và sàng lọc được những điểm mạnh - yếu, thuận lợi - bất lợi về kinh tế - xã hội - môi trường của các dự án; tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể: ủy ban mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh… trong công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển bền vững cũng như kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường.


Ba là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào tăng trưởng kinh tế xanh để góp phần bảo vệ môi trường


Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của toàn dân, trong các ngành, các cấp về vai trò nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ trong việc xây dựng đất nước, trong quá trình tiến hành CNH, HĐH cũng như xây dựng một nền “công nghiệp sạch”, nền “kinh tế xanh” cho địa phương. Có nhiều cơ chế, chính sách tài chính, kinh tế khuyến khích và tạo lập môi trường phát triển lành mạnh cho hoạt động khoa học và công nghệ.


Nghiêm túc thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, cần phát hiện và nhân rộng những hình, cách làm hay về phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là các mô hình tự phát triển khoa học và công nghệ trong mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích phát triển các sáng kiến trong sản xuất giúp tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm tác động phát thải ra môi trường tự nhiên.


Có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ nhân tài khoa học và công nghệ, đồng thời chăm lo đời sống vật chất tinh thần, đào tạo nhân lực cho các cơ sở khoa học và công nghệ, nhằm tăng cường cả về chất lượng và số lượng cho đội ngũ này. Cần tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới phục vụ phát triển bền vững tại địa phương, tiến tới hội nhập với đất nước, khu vực và thế giới.


Bốn là, quy hoạch phát triển chuyển dịch cấu kinh tế phù hợp để phát triển công nghiệp đồng thời làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường


Thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường: Trong công tác quy hoạch phát triển công nghiệp Thủ đô cần thiết phải đưa các chỉ số tác động môi trường vào trong tính toán sự tăng trưởng GDP. Có cách thức, biện pháp thay đổi thái độ và phương pháp tác động vào tự nhiên để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời hạn chế mức độ suy thoái môi trường. Cần tiếp tục quy hoạch và triển khai thực hiện các đề án về bảo vệ môi trường, đặc biệt các đề tài ứng dụng công nghệ sạch hơn, công nghệ tiên tiến ít chất thải, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trường phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ...


Chuyển dịch cơ cấu để phát triển công nghiệp đồng thời làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường: Cần thực hiện mô hình tăng trưởng có sự kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó, xu hướng chủ đạo là phát triển công nghiệp theo chiều sâu thông qua việc đầu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học và công nghệ của khu vực, tích cực khuyến khích hoạt động chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ sạch và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tại các địa phương. Cần tăng cường nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả của quá trình phát triển công nghiệp.


Thiết lập các mục tiêu dài hạn của tăng trưởng, chú trọng đầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hội đồng bộ và bền vững; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực nhằm khơi nguồn cho đầu tư và tăng trưởng dài hạn. Mô hình tăng trưởng phải bền vững, vì sự phát triển chung của con người, trong đó, cần có chính sách sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, chú trọng nâng cao khả năng tái sinh tài nguyên, chủ động phòng chống, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường từ các nguồn có khả năng gây ô nhiễm.


Năm là, hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kết hợp phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường của các tổ chức, nhân, nhất các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trên địa bàn

Tăng cường năng lực quản phát triển bền vững của các quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô. Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của quốc gia, mỗi địa phương cần cụ thể hóa hệ thống chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương mình nhằm hỗ trợ cho kinh tế địa phương phát triển trong khi vẫn duy trì và bảo đảm những chỉ tiêu về môi trường.

Tăng cường trách nhiệm và năng lực giám sát, thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường của các tổ chức đảng, tổ chức kinh tế - xã hội - chính trị - nghề nghiệp của các địa phương, thông qua đó san sẻ trách nhiệm này bằng việc xã hội hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Hình thành cơ chế giám sát hữu hiệu hơn đối với việc thực thi phát triển bền vững tại các địa phương, trong đó, đóng vai trò quyết định trong cơ cấu giám sát là các cấp ủy đảng, HĐND các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức kinh tế - xã hội - nghề nghiệp và các cộng đồng dân cư.

Có quan điểm chung trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh về vấn đề bảo vệ môi trường có tính chất liên tỉnh, tính chất vùng bởi hoạt động phát triển công nghiệp không thể thành công nếu được thực hiện một cách đơn lẻ, ngược lại, để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường cần xây dựng được một cơ chế hoạch định chính sách, chiến lược, dự án phát triển kinh tế - xã hội - môi trường có tính chất liên ngành, liên tỉnh, liên vùng nhằm tạo điều kiện phát huy hiệu quả của các dự án, các hoạt động bảo vệ môi trường trên diện rộng cũng như huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ trong phát triển bền vững.                          

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Thành uỷ Hà Nội (2017): Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, số 11-NQ/TU ngày 31-5-2017.

2- HĐND TP. Hà Nội (2012): Nghị quyết về quy hoạch phát triển công nghiệp TP. Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, số 01/2012/NQ-HĐND ngày 5-4-2012.

3- UBND TP. Hà Nội (2015): Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn TP. Hà Nội, số 221/KH-UBND ngày 21-12-2015.

4- UBND TP. Hà Nội (2017): Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, số 04/KH-UBND ngày 10-1-2017. 



[1] Cục Thống kê Hà Nội: Niên giám thống kê TP. Hà Nội 2019, Nxb. Thống kê 2020, tr.437-438.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất