Nghệ An nỗ lực sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị



Đồng chí Phạm Trọng Hoàng, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy trao quyết định tiếp nhận kế toán, lái xe từ các ban của Tỉnh ủy về Văn phòng Tỉnh ủy. Ảnh: Hồ Đức Ái

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 09 -ĐA/TU ngày 18-4-2018 thực hiện Nghị quyết số 18 -NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Theo đó, Đề án xác định 100% cơ quan, địa phương, đơn vị phải xây dựng đề án triển khai với mục tiêu đến năm 2021 phải gỉảm ít nhất từ 1 phòng, ban và tương đương trở lên, giảm cấp phó; giảm tối thiểu 10% biên chế được giao so với năm 2015; giảm mạnh về đầu mối và khuyến khích chuyển sang cơ chế tự chủ, công ty cổ phần đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn toàn tỉnh…

Để chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 09 của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập 4 tổ công tác và 3 hội đồng thẩm định cấp tỉnh để chỉ đạo và thẩm định đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của các đơn vị.

Kết quả, đến nay có 16 đề án chuyên đề và 74 đề án của các cơ quan, địa phương, đơn vị đã được thẩm định. Sau thẩm định, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các quyết định và thông báo phê duyệt đề án của các cơ quan, địa phương, đơn vị; đồng thời thống nhất các nguyên tắc, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ thí điểm theo Nghị quyết đã đề ra. Trong đó, đến nay có 21/21 (100%) huyện, thành, thị ủy đã thực hỉện chủ trương truởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị; 4/21 đơn vị thực hiện thí điểm trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch ủy ban MTTQ cấp huyện (năm 2019 sẽ thực hiện 9 huyện, năm 2020 sẽ thực hiện ở 8 đơn vị còn lại). Có 4 đơn vị đã thực hiện sáp nhập trung tâm văn hóa - thông tin – thể thao và đài PT - TH thành trung tâm văn hóa – thể thao và truyền thông huyện.

Sau sắp xếp, toàn tỉnh đã giảm được 3 chi cục và 12 phòng chuyên môn thuộc sở, ngành; 5 phòng thuộc khối cơ quan đảng. Dự kiến đến năm 2021 số phòng và tương đương giảm 97 phòng (trong đó khối huyện, thành, thị, đảng ủy trực thuộc giảm 45 phòng; khối sở, ban, ngành cấp tỉnh giảm 30 phòng; khối các cơ quan đảng, MTTQ, đoàn thể cấp tỉnh giảm 22 phòng). Thống nhất thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Thị ủy với Văn phòng HĐND, UBND thị xã Cửa Lò; thí điểm hợp nhất ban tổ chức cấp ủy với phòng nội vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy với thanh tra cấp huyện tại 2 địa phương; thí điểm trưởng ban tổ chức cấp ủy đồng thời là trưởng phòng nội vụ cấp huyện tại 9 địa phương; thí điểm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy đồng thời là chánh thanh tra cấp huyện tại 9 địa phương…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và triển khai sắp xếp bộ máy của các ban xây dựng đảng và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, theo đó, đến năm 2021, bộ máy của các ban xây dựng đảng cấp tỉnh giảm từ 32 phòng xuống còn 23 phòng (giảm 9 phòng chuyên môn); giảm 9 trưởng phòng, 22 phó trưởng phòng. Thực hiện đề án một văn phòng dùng chung cấp ủy cấp tỉnh theo hướng chuyển nhiệm vụ kế toán, văn thư, phục vụ, lái xe từ các ban xây dựng đảng về Văn phòng Tỉnh ủy.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Nghệ An đã tập trung chỉ đạo hợp nhất, sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn toàn tỉnh, trọng tâm là các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Giáo dục, Y tế, Lao động – Thương binh & Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể: Thành lập mới trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên trên cơ sở sáp nhập trung tâm giáo dục dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện. Sáp nhập bệnh viện và trung tâm y tế cấp huyện thành một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y Tế, đồng thời giao quyền tự chủ cho 16 đơn vị thuộc ngành Y tế của tỉnh; thực hiện thống nhất mô hình mỗi cấp huyện chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng. Thành lập trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cùng cấp trên cơ sở sáp nhập các tổ chức, đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ và hoạt động lồng ghép. Hợp nhất trạm chăn nuôi và thú y, trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến ngư, trạm giống... cấp huyện thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện... Đồng thời tỉnh đã khuyến khích các đơn vị chuyển sang cơ chế tự chủ theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15-10-2012; Nghị định số l6/2015/NĐ-CP ngày 14-2-2015 của Chính phủ.

Kết quả, đến nay toàn tỉnh đã gỉảm được 3 chi cục, giảm 25 đơn vị sự nghiệp công lập; 
có 23 đơn vị đã chuyển sang cơ chế tự đảm bảo chi thường xuyên theo quyết định của UBND tỉnh (không bao gồm các ban quản lý dự án), trong đó ngành Y tế có 17 đơn vị (đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước trong năm 2018 gần 275 tỷ đồng). Có 1794/1884 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; 38 đơn vị do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên. Dự kiến đến năm 2021, số đơn vị sự nghiệp cấp huyện dự kiến giảm 185 đơn vị; hợp nhất 5 ban quản lý dự án của 4 sở (Y tế, Giáo dục & Đào tạo, Văn hóa - Thể thao, Xây dựng) thành 1 ban quản lý dự án xây dựng dân dụng trực thuộc UBND tỉnh; hợp nhất Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành 1 đơn vị thống nhất trực thuộc UBND tỉnh; thống nhất thực hiện việc Sở Giao thông - Vận tải, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và mỗi huyện chỉ có 1 ban quản lý dự án; hợp nhất trạm chăn nuôi và thú y, trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến ngư, trạm giống... cấp huyện thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện..

Tỉnh đã chỉ đạo cấp ủy các cấp triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã
. Hiện nay, Nghệ An đã xây dựng Đề án sáp nhập 20 xã dưới 50% cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số tại 8 huyện. Đối với sáp nhập các khối, xóm, thôn, bản, toàn tỉnh hiện có 170/5.884 xóm đạt tiêu chí số hộ gia đình theo Thông tư 09/2017/TT-BNV; có 5.714/5.884 xóm không đạt tiêu chí số hộ gia đình. Theo kết quả thấm định đề án của các đơn vị, đến năm 2021 dự kìến toàn tỉnh sẽ sáp nhập 2.326 khối, xóm, bản. 

Về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cấp xã: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận để chỉ đạo cấp ủy các cấp thực hiện theo hướng: Sử dụng một văn phòng dùng chung cấp xã (đến nay đã có 430/480 xã triến khai thực hiện); kết thúc hoạt động chi bộ cơ quan phường, xã, thị trấn (đã có 445 xã thực hiện); khoán kinh phí hoạt động từng năm cho cả khối MTTQ và các đoàn thể câp xã; thực hiện nguyên tắc “tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật” đối với các hội quần chúng. Tỉnh cũng đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 5-3-2019 tăng cường bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã theo Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị. Thực hiện tinh giản biên chế theo hướng: Giảm bình quân 2 cán bộ, công chức/xã (dự kiến giảm 960 người); gìảm những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở khối, xóm, thôn bản theo hướng quy định số lượng tối đa và thực hiện kiêm nhiệm các chức danh (dự kiến cấp xã sẽ giảm 3.744 người; khối, xóm, thôn bản giảm 31.185 người).

Để tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Nghệ An đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao trong toàn hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền kết quả thực hiện tại các đơn vị, địa phương tổ chức làm điểm để sơ kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những hạn chế, bất cập cần khắc phục; đánh giá những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả để phổ biến, nhân rộng.

Qua việc sắp sếp, tinh gọn bộ máy, Nghệ An rút ra kinh nghiệm
là phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận về chủ trương từ lãnh đạo cao nhất đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong mỗi đơn vị, phải làm cho cán bộ, công chức thấy rõ hiệu quả đạt được khi thay đổi tổ chức, những lợi ích chung của cơ quan, đơn vị, người dân; trong đó, cần sự sự hy sinh về quyền lợi cá nhân để có lợi cho tập thể.

Có quyết tâm chính trị cao, đặc biệt là người đứng đầu
. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy sẽ đụng chạm đến quyền, lợi ích của mỗi cá nhân nên người đứng đầu phải có quyết tâm cao, không né tránh, không ngại đụng chạm, quyết liệt, dám làm và biết cách làm, tạo động lực để cơ quan, đơn vị mới hoạt động tốt hơn.

Thực hiện tốt chính sách cán bộ. Việc sắp xếp đội ngũ cán bộ phải hợp lý, tránh gây tâm tư và mất động lực cho cán bộ, công chức. Cần bố trí, sắp xếp, điều chuyển một cách hợp lý để phát huy năng lực, sở trường của cán bộ. Chế độ chính sách khi thực hiện tinh giảm do sắp xếp lại cần được xử lý một cách linh hoạt, đồng bộ, ưu tiên thực hiện chế độ, chính sách cao nhất có thể, hoặc đề xuất cơ chế hỗ trợ riêng đối với cán bộ, công chức bị ảnh hưởng khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.


Vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Mô hình mới chưa có trong tiền lệ, khi thực hiện không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc nên không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước hoàn thiện, tháo gỡ những khó khăn, bất cập mới phát sinh.

Đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm. Khi triển khai thực hiện một mô hình mới, thí điểm, cần chọn địa phương, đơn vị có đủ điều kiện và tổ chức đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập cần khắc phục; đánh giá những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để phổ biến, nhân rộng.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất