Công tác cán bộ nữ ở Vĩnh Phúc

                  

                             Đại hội Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2011-2016

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ nữ, trong những năm qua, cùng với quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc rất quan tâm đến công tác cán bộ nữ và phát triển đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh. Nhờ vậy, công tác cán bộ nữ ở Vĩnh Phúc đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng.

Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác cán bộ nữ từng bước được nâng lên; nhiều cấp ủy và các sở, ngành, địa phương đã dành nhiều sự quan tâm đến công tác cán bộ nữ. Số cán bộ nữ được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Nhiệm kỳ 2005-2010, có 2 lượt cán bộ nữ được quy hoạch chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, 5 đồng chí quy hoạch vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 17 đồng chí được quy hoạch vào Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh (chiếm 9,8%), 75 đồng chí được quy hoạch chức danh lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh. Nhiệm kỳ 2010-2015, có 6 lượt cán bộ nữ được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, 19 đồng chí được quy hoạch vào BCH Đảng bộ tỉnh (chiếm 10, 61%)...

Đại biểu HĐND các cấp và đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016 là nữ chiếm tỷ lệ đáng kể: cấp cơ sở chiếm 18%, cấp huyện chiếm 19%, cấp tỉnh chiếm 14%, nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII chiếm 33,3%, tăng 4,7% so với nhiệm kỳ trước. Từ 2006-2011, tỉnh đã đề bạt 25/127 cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, chiếm 11,52%; 3/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV, chiếm 20%; 12/142 cán bộ nữ tham gia ban thường vụ các huyện, thành thị, chiếm 8,45%; 2 huyện có cán bộ nữ giữ chức phó bí thư huyện ủy, phó chủ tịch UBDN huyện. Sau 15 tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã có 1 cán bộ nữ là Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 1 cán bộ nữ giữ chức Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ cũng được các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở quan tâm thường xuyên.

Trong thời gian tới, để công tác cán bộ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đạt kết quả cao, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chú trọng thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo một cách sâu sát, thường xuyên của Tỉnh ủy và các cấp uỷ đảng đối với công tác cán bộ nữ. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 6-10-2005 của Tỉnh ủy về công tác cán bộ nữ giai đoạn 2005-2010, chỉ đạo cụ thể các vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ nữ. Trong quá trình triển khai Đề án, bí thư cấp ủy là người chỉ đạo trực tiếp, phân công các đồng chí cấp ủy viên theo dõi, chỉ đạo các đơn vị. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy, chính quyền quan tâm đến công tác cán bộ nữ thì ở đó đội ngũ cán bộ nữ phát triển.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, vị trí, vai trò của phụ nữ; thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ nữ phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, bằng nhiều hình thức: thông qua các các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác cán bộ nữ.

Ba là, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể thực hiện nghiêm túc quy trình quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cán bộ, chú trọng đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và có tỷ lệ nữ thích hợp theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, nhất là trong những dịp chuẩn bị nhân sự cấp ủy, chính quyền, đoàn thể khóa mới. Công tác bố trí, sử dụng cán bộ nữ phải phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ nữ. Mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm và giao việc cũng như thực hiện luân chuyển cán bộ nữ để có cơ hội, môi trường rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn công tác. Cần mở rộng dân chủ để phát hiện nguồn, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, định kiến hẹp hòi với cán bộ nữ.

Bốn là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và phương pháp công tác cho cán bộ nữ để cán bộ nữ tự tin đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Thường xuyên động viên, khuyến khích để cán bộ nữ từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên, tích cực tham gia công tác xã hội.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất