Huyện uỷ Lộc Ninh (Bình Phước) lãnh đạo thực hiện tốt công tác cán bộ
Đồng chí Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng trao quà cho Đảng ủy thị trấn Tân Phú, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước..
Lộc Ninh là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía bắc tỉnh Bình Phước, có đường biên giới gần 100km. Huyện có 15 xã, 1 thị trấn, trong đó có 7 xã biên giới, với 19,3% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Khmer và Stiêng). Đảng bộ huyện có 2.382 đảng viên, 64 tổ chức cơ sở đảng, 236 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở.

Trong giai đoạn 2010-2015, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, sự quản lý điều hành của UBND huyện, sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có bước phát triển, bình quân hằng năm đạt 13,32%; tổng sản phẩm trên địa bàn huyện năm 2015 ước đạt 2.060 tỷ… Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 37.500.000 đồng/năm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững… Một trong những nguyên nhân đạt được kết quả trên là nhiệm kỳ qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đã được Đảng bộ huyện Lộc Ninh quan tâm, có nhiều chuyển biến. Đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành, đáp ứng yêu cầu công việc.

Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Huyện uỷ Lộc Ninh đã tập trung chỉ đạo quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015; Chương trình đột phá số 12 về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Chỉ thị số 27 của Tỉnh uỷ về chuẩn hoá trình độ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Huyện uỷ đã xây dựng, ban hành Nghị quyết chuyên đè số 07-NQ/HU ngày 10-10-2011 về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của huyện giai đoạn 2011-2015. Đến nay số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay toàn huyện có 2.624 cán bộ, công chức, viên chức (biên chế cho phép là 2.395). Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên tốt nghiệp THPT chiếm 99,85%. Cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sau đại học chiếm 0,5%; đại học, cao đẳng là 62,79%; trung cấp 33,07%; sơ cấp 0,42%. Cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 3,26%; trung cấp 6,39%; sơ cấp 26,76%... Đội ngũ cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý 100% trình độ chuyên môn đại học và cao cấp lý luận chính trị…    

Chủ động quy hoạch cán bộ

Thực hiện hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Bình Phước về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW và Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị, Huyện uỷ đã chủ động xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch BCH Đảng bộ huyện, BTV Huyện uỷ và các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Huyện uỷ quản lý giai đoạn 2015-2020. Đến nay, nguồn quy hoạch cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý đã được kết quả nhất định. BCH Đảng bộ huyện là 111 đồng chí, BTV Huyện uỷ là 29 đồng chí và nguồn quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện là 15 đồng chí. Nguồn quy hoạch cán bộ thuộc diện BTV Huyện uỷ quản lý, đối với các chức danh trưởng phòng và tương đương là 112 đồng chí; chức danh phó trưởng phòng và tương đương là 145 đồng chí; BCH đảng bộ xã, thị trấn là 195 đồng chí và BTV là 87; các chức danh bí thư, phó bí thư đảng uỷ, chủ tịch HĐND, UBND xã, thị trấn là 100 đồng chí…

Số lượng cán bộ nguồn quy hoạch có cơ cấu độ tuổi được bảo đảm so với số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên BTV đương nhiệm thì nguồn quy hoạch BCH Đảng bộ huyện bằng 2,47 lần; nguồn quy hoạch BTV Huyện uỷ bằng 2,23 lần; quy hoạch BTV đảng uỷ xã, thị trấn bằng 1,67 lần; BCH đảng bộ xã, thị traán bằng 2,09 lần. Các chức danh đều được quy hoạch từ 2 đến 3 đồng chí và một đồng chí quy hoạch không quá 3 chức danh. Các cấp uỷ đã chú trọng tạo nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ nên tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ trong nguồn quy hoạch cao hơn quy định. Nguồn cán bộ quy hoạch BCH Đảng bộ huyện, trong đó cán bộ nữ vượt 7,76%, cán bộ trẻ vượt 11,67%. Nguồn chức danh trưởng phòng và tương đương, cán bộ nữ vượt 11,78%; chức danh phó phòng và tương đương, cán bộ nữ vượt 24,31%. Đối với cấp uỷ xã, thị trấn, cán bộ nữ vượt 29,10%, cán bộ trẻ vượt 8,07%; ban thường vu cấp uỷ xã, thị trấn, cán bộ nữ vượt 12,58%.

Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Thực hiện các mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ đạt chuẩn theo quy định, hằng năm Huyện uỷ đã chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp các ngành, các cấp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Từ 2011 đến nay, Huyện uỷ, UBND huyện đã chọn, cử, tạo điều kiện cho 913 cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã, thị trấn đi đào tạo. Trong đó đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ 628 đồng chí (trung cấp 49, cao đẳng 116, đại học 458, sau đại học 5). Về đào tạo lý luận chính trị được 285 đồng chí (235 trung cấp và 50 cao cấp). Đồng thời, toàn huyện đã chọn, cử 30.037 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã, thị trấn và cán bộ bán chuyên trách cấp xã, thôn, ấp, khu phố đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quốc phòng, an ninh... Đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch. Huyện uỷ Lộc Ninh chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể chọn, cử cán bộ trong quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

Được sự quan tâm của các cấp uỷ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã được nâng lên về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Nhiều đồng chí đã vận dụng kiến thức vào thực tế công việc và ngày càng nâng cao chất lượng công việc được giao.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất