Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Thái Bình
Tỉnh ủy Thái Bình giám sát thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết số 01– NQ/TU của Tỉnh ủy tại huyện Tiền Hải.

Kết quả

Cán bộ nữ tham gia BCH đảng bộ tỉnh tăng từ3/47 đồng chí (6,4%)khoá XVI lên 6/52 đồng chí (11,5%); khóa XVIII nhiệm kỳ 2010-2015. Tuy nhiên lại chỉ đạt 3/54 đồng chí (5,6%) khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Cấp tỉnh trong những nhiệm kỳ qua đều có 1 đồng chí tham gia Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Trong ba nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đều có 1 đến 2 đồng chí chiếm 11,1 đến 22,2%. Nữ Đại biểu HĐND tỉnh  tăng từ 12/62 đồng chí (19,3%); khóa XV, khoá XIV, nhiệm kỳ 2004-2011: 14/66 đồng chí (21,2%) nhiệm kỳ 2016-2021:

Tính đến ngày 1-3-2017 có 35 đồng chí cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Trong đó, trưởng sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có 8/205 đồng chí (3,9%); phó sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có 27/205 đồng chí (13,2%). Trình độ của đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp tỉnh ngày càng được nâng cao. 100% cán bộ nữ lãnh đạo có trình chuyên môn đại học trở lên; trong đó tiến sỹ chiếm 10,5%; thạc sỹ và tương đương chiếm 14,3%. Trình độ lý luận chính trị: 86% cao cấp, cử nhân; 11,4% trung cấp; 2,6% sơ cấp.

Đạt được kết quả trên là do Tỉnh ủy quán triệt đầy đủ, nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ nữ; đổi mới quan điểm, nhận thức của cán bộ, đảng viên, từng bước hạn chế biểu hiện định kiến, khắt khe, hẹp hòi về cán bộ nữ; tạo điều kiện cho cán bộ nữ tự khắc phục tư tưởng an phận, không ngừng vượt khó, khẳng định bản thân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chú trọng trong việc đánh giá năng lực, sở trường công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ nữ để kịp thời đưa vào quy hoạch cấp ủy, các chức danh lãnh đạo, quản lý; quan tâm cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ với cơ chế khuyến khích hỗ trợ kinh phí ưu đãi cao hơn so với nam giới 30%. Đẩy mạnh công tác luân chuyển đào tạo trong thực tiễn để bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Từ năm 2013 đến nay có 19 cán bộ nữ được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; trong đó, 3 đồng chí được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cấp trưởng sở, ngành và tương đương huyện uỷ, giữ chức vụ phó bí thư huyện uỷ.

Hạn chế

Số lượng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tăng chậm, tỷ lệ còn thấp và thiếu tính bền vững. Cơ cấu chưa cân đối, phân bố không đều và ít có sự biến động về vị trí công tác. Tuổi đời cao báo động về sự hẫng hụt, thiếu đồng bộ về đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý. Tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ cấu cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 chưa đạt (5,6%) và không có cán bộ nữ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ, sâu sắc; nhiều cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và ng­ười đứng đầu chư­a nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm về công tác cán bộ nữ, chưa thấy hết tiềm năng, vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ nữ trong giai đoạn hiện nay. Định kiến giới, dư luận xã hội, phong tục tập quán… là những rào cản lớn đối với phụ nữ. Nhiều chỉ thị, nghị quyết của đảng về công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; chậm sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Các cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ chưa chú trọng tham mưu, đề xuất được một hệ thống chính sách đồng bộ về công tác cán bộ nữ; chưa có nhiều cơ chế khuyến khích nhằm phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý; hiệu quả thực hiện chính sách cán bộ nữ còn nhiều hạn chế, khâu yếu nhất vẫn là biện pháp tổ chức thực hiện. Vai trò của các tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ, Ban Nữ công các ngành trong việc tham mưu xây dựng đội ngũ cán bộ nữ còn hạn chế; chưa phối hợp chặt chẽ với ngành tổ chức để làm tốt việc bồi dưỡng, lựa chọn hội viên, đoàn viên phụ nữ xuất sắc giới thiệu cho cấp uỷ Đảng đưa vào quy hoạch, đào tạo và bố trí, đề bạt. Một bộ phận cán bộ nữ chưa theo kịp yêu cầu của thời kỳ mới, còn tư tưởng an phận. Tâm lý ngại học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngại thuyên chuyển công tác, chưa v­ượt qua đ­ược khó khăn, cản trở của gia đình, xã hội. Còn tình trạng níu kéo lẫn nhau, gây ra những hạn chế chung cho cả giới nữ.

Giải pháp

Một là, Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan tổ chức cấp ủy tiến hành khảo sát, đánh giá tổng thể thực trạng công tác tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nữ. Khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ nữ đang công tác ở các cơ quan đảng, chính quyền, các đoàn thể ở cấp tỉnh. Tổng kết, ban hành chương trình hành động nhằm xây dựng, phát triển, nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý.

Hai là, thực hiện công tác tạo nguồn cán bộ nữ trong chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị của tỉnh. Ban hành chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ nhằm phát hiện, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích phát huy tài năng trên mọi lĩnh vực; tập trung thu hút nhân tài, trong đó ưu tiên thu hút nữ sinh viên giỏi mới tốt nghiệp, nữ cán bộ khoa học trẻ là con em người Thái Bình về công tác tại địa phương, tạo nguồn cán bộ nữ, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành.

Blà, đổi mới phương pháp đánh giá, quy hoạch, đào tạo cán bộnữ lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ, xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, bộ công cụ đánh giá cán bộ, đảm bảo định lượng một cách cụ thể, rõ ràng, đặc biệt chú ý đến yếu tố giới, nhằm loại bỏ được định kiến giới trong nhìn nhận, đánh giá cán bộ nữ. Đánh giá cần tính đến những khó khăn về giới mà cán bộ nữ phải đối mặt để đảm bảo công bằng. Xây dựng quy hoạch toàn diện đối với cán bộ nữ ở từng khối, từng ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch chung tổng thể cả hệ thống chính trị, nhất quán với các quy hoạch ngành, có tính chiến lược. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ nữ, tiếp tục bổ sung kinh phí đào tạo của tỉnh, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ nữ. Bảo đảm đến 2020, tất cả cán bộ nữ trong nguồn quy hoạch 100% có trình độ cao cấp lý luận chính trị, được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ngoại ngữ, tin học, kiến thức xây dựng đảng, quản lý nhà nước. Lựa chọn cán bộ nữ trẻ, có triển vọng đưa đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài phù hợp với vị trí, việc làm. Tổ chức lớp bồi dưỡng dự nguồn nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

Năm là, đổi mới công tác bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển cán bộ nữ thực sự khoa học, có tính chiến lược, tính đột phá trong công tác cán bộ nữ. Trước mắt, xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ trên cơ sở điều động cán bộ không còn đủ tuổi tái cử nhiệm kỳ 2020-2025 để luân chuyển cán bộ trẻ, cán bộ nữ về cơ sở nhằm đào tạo thực tiễn chuẩn bị nguồn nhân sự đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Kết hợp đồng thời với điều động, luân chuyển cán bộ nữ từ khối nhà nước sang khối đảng sẽ giải quyết được sự mất cân đối cán bộ nữ lãnh đạo giữa các khối để thực hiện mục tiêu tăng nguồn cán bộ nữ tham gia cấp uỷ, ban thường vụ cấp ủy, chức danh chủ chốt cấp tỉnh. Rà soát, phát hiện nguồn theo hướng phát hiện, đào tạo sử dụng sớm khoảng từ 25-35 tuổi. Phân loại để luân chuyển đào tạo thực tiễn theo chức danh dự kiến bổ nhiệm, chuẩn bị nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý.

Năm , cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vịcó trách nhiệm trong việc bảo đảm tỷ lệ nữ (30%) trong tất cả các khâu của công tác cán bộ. Mỗi cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm quy hoạch được 1 đến 2 cán bộ nữ kế cận chức danh mình đang đảm nhiệm, đưa nội dung này thành một tiêu chí đánh giá tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý hàng năm. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, của bản thân nữ giới nhằm hạn chế sự bất bình đẳng giới, khẳng định vai trò, nâng cao vị thế xã hội của phụ nữ; tăng cường phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ động phát hiện, tham mưu, giới thiệu cho cấp ủy những cán bộ tiêu biểu để bồi dưỡng, tạo nguồn, bổ sung cho đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Đặc biệt, kịp thời sơ kết, tổng kết rút ra kinh nghiệm; tăng cường công tác kiểm tra,giám sátquy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng và thực hiện tốt chính sách cho cán bộ nữ được luân chuyển.Tạo nguồn kế cận đủ điều kiện, chất lượng sẵn sàng bổ nhiệm, bố trí, sử dụng, khi khuyết thiếu, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, nhiệm kỳ sau có tỷ lệ cao hơn nhiệm kỳ trước.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy tỉnh, sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền, sự vươn lên của đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và việc tổ chức thực hiện đồng bộ, thống nhất các giải pháp nêu trên nhất định trong thời gian tới công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ nữ nói riêng của Thái Bình sẽ đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.


ThS. Nguyễn Thị Huyên
Phó Trưởng khoa Nhà nước-Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Thái Bình  

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất